SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN.

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 52)

Sau khi Tuyên ngôn Cộng sản được công bố, năm 1850 – 1890 sau Công Nguyên, phong trào công nhân ở các nước tư bản châu Âu phát triển nhanh chóng. Ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Ý, các tổ chức công đoàn đã ra đời. Trước sự trưởng thành về ý thức và tổ chức của phong trào công nhân khắp nơi và trong cuộc đấu tranh nhằm quét sạch mọi ảnh hưởng tiểu tư sản và bè phái, việc thành lập một tổ chức chung có tính chất quốc tế của giai cấp công nhân đã trở thành một đòi hỏi khách quan và bức thiết.

 28-9-1864 sau Công Nguyên, Marx- Engels thành lập Quốc tế I. Năm 1876 sau Công Nguyên, Quốc tế I tan rã (vì sau thất bại của Công xã Paris, những người cộng sản bị truy đuổi gay gắt) nhưng trong 12 năm tồn tại, Quốc tế I đã giúp phong trào công nhân ở nhiều nước thành lập các tổ chức Cộng sản (18 tổ chức cộng sản được thành lập ở châu Âu), giúp đấu tranh loại bỏ nhiều tư tưởng cơ hội còn sót lại.

Do kết quả của việc truyền bá học thuyết Marx ở nhiều nước tư bản tiên tiến, các đảng công nhân, đảng xã hội hay các nhóm có

khuynh hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân được thành lập, chủ nghĩa cộng sản cũng chịu ảnh hưởng của các nước thuộc địa và phong trào công nhân thế giới. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới tiếp nối nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.

 Ngày 14-7-1889 sau Công Nguyên, Đại hội thành lập Quốc tế II được tổ chức ở Paris.

Năm 1914 sau Công Nguyên, Quốc tế II tan rã (vì sau khi Enghen mất (8/1895 sau Công Nguyên), Quốc tế II rơi vào chia rẽ; chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại phát triển; xa dần đấu tranh cách mạng; thỏa hiệp với tư sản; không tích cực chống chiến tranh đế quốc). Tuy nhiên, hoạt động của hai tổ chức quốc tế đã làm cho chủ nghĩa cộng sản lan rộng khắp châu Âu, châu Mỹ.

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w