CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHOA HỌC.

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 50)

Trên cơ sở kế thừa có phê phán các thành tựu của khoa học và những trào lưu tư tưởng thế kỉ XIX sau Công Nguyên, Marx và Engels đã xây dựng cho giai cấp công nhân một học thuyết cách mạng. Ðó là chủ nghĩa cộng sản khoa học. Gồm ba bộ phận:

- Hệ thống triết học duy vật.

- Lý tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Học thuyết về kinh tế xã hội chủ nghĩa.

 Chủ nghĩa xã hội khoa học là đỉnh cao trí tuệ của thời đại. Marx và Engels được mời tham gia vào tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa nhưng hai ông đề nghị phải đổi tên thành Đồng minh những người cộng sản thì mới đồng ý. Tháng 6 – 1847 sau Công Nguyên, Ðồng minh những người cộng sản được thành lập trên cơ sở cải tổ Ðồng minh những người chính nghĩa. Marx và

Engels được ủy nhiệm soạn thảo Tuyên ngôn của Ðồng minh và cho ra mắt lần đầu tiên vào tháng 2-1848 sau Công Nguyên, ở London, bằng tiếng Ðức, gồm bốn chương với năm vấn đề lớn:

- Bốn chương:

• Chương I: Khẳng định đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội nên đấu trang giữa vô sản và tư sản làm nảy sinh xã hội mới là xã hội chủ nghĩa.

• Chương II: Nêu lên những nguyên lý Đảng Cộng sản và cách mạng vô sản.

• Chương III: Phê phán hạn chấ của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

• Chương 4: Bày ra sách lược, chiến lược.

- Năm nội dung lớn:

• Giai cấp vô sản: Là con đẻ của cách mạng công nghiệp, gắn liền với nền sản xuất lớn, đại diện cho xu hướng phát triển lịch sử, bị bóc lột thậm tệ nhất trong chủ nghĩa tư bản.

 Sứ mạng của giai cấp vô sản là: người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản; xây dựng xã hội chủ nghĩa; có tổ chức, kỷ luật; đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc kiến quyết nhất; liên kết với nông dân; đoàn kết dân tộc.

• Đảng Cộng sản: Được thiết lập để làm Bộ tham mưu lãnh đạo quần chúng nhân dân giành thắng lợi trong cách mạng vô sản; gồm những đại biểu ưu tú nhất, đấu tranh kiên quyết nhất, giác ngộ lý tưởng nhất, nhận thức sáng suốt nhất, ý thức tổ chức chặt chẽ nhất.

• Cách mạng vô sản: Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản để thiết lập chính quyền chuyên chính vô sản của mình bằng cách xóa bỏ triệt để cái cũ đồng thời xây dựng cái mới thông qua biện pháp hòa bình và bạo lực, phải vươn lên thực hiện vấn đề dân tộc.

 Chính quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho lợi ích của giai cấp và dân tộc.

• Chuyên chính vô sản: Có hai chức năng:

o Xóa bỏ cái cũ, dẫn chứng: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, hệ thống chính tị, nền văn hóa cũ,…

o Xây dựng cái mới, dẫn chứng: quan hệ sản xuất mới (sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể), xã hội mới (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, con em công nông), chính quyền mới (bộ máy hành chính, quân đội, cảnh sát,… đều dựa trên lợi ích của nhân dân), nền văn hóa mới (văn minh, dân chủ, công bằng),…

• Chiến lược, sách lược xã hội cộng sản: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản đều phải ủng hộ phong trào dân sinh dân chủ chống chủ nghĩa tư bản, có thể liên minh với giai cấp khác nhưng không được thỏa hiệp mà phải giữ vững mục tiêu chuyên chính vô sản và chủ nghĩa xã hội.

Tuyên ngôn Cộng Sản (Nguồn: congannamdinh.gov.vn).

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 50)

w