CÔNG NGUYÊN).
Công nhân ra đời cùng với nền sản xuất hàng hóa, phải hưởng đồng lương thấp, làm việc thời gian dài trong ngày, lại bị đánh đập, điều kiện ăn ở tồi tàn,…
Trong cách mạng tư sản, công nhân đi theo tư sản, đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến. Nhưng sau khi cách mạng thành công, công nhân lại không được gì vì tư sản không cho họ quyền lợi nào.
Trước cách mạng công nghiệp: Đấu tranh tự phát thông qua bãi công, đập phá máy móc, phá hoại nguyên vật liệu, đốt công
xưởng,...
Bước vào công nghiệp hóa, đã có sự tiến bộ hơn trước:
- Ở Pháp: Tại Lyon, năm 1831 sau Công Nguyên biểu tình để phản đối việc chủ không chịu tăng lương, năm 1834 sau Công Nguyên nêu ra những khẩu hiệu đòi thiết lập chế độ cộng hòa. - Ở Anh: Thể hiện qua phong trào Hiến chương. Năm 1832 sau
Công Nguyên, cải cách tuyển cử, công nhân chỉ được bầu cử chứ không được ứng cử. Năm 1836 sau Công Nguyên, Hội Công nhân Luân đôn được thành lập, do Lowett đứng đầu, đã thảo ra một yêu sách gồm sáu điểm trình lên nghị viện: “Thực hiện phổ thông đầu phiếu đối với nam giới từ 21 tuổi trở lên, Phân chia khu vực tuyển cử, Xóa bỏ mọi hình thức thuế với điều kiện nghị viên, Trả lương cho nghị viên, Tuyển cử hàng năm vào Quốc Hội, Bỏ phiếu kín”.
- Ở Đức: Năm 1836 sau Công Nguyên, thành lập Đồng minh những người chính nghĩa. Năm 1844 sau Công Nguyên, bùng nổ đấu tranh tại Silésie, lôi kéo gần 1000 người tham gia.
Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối, chính sách rõ ràng.