Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn của Doanh nghiệp đối với dịch vụ công tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Trang 89)

Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, các thông tin về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tham gia đầy đủ các chƣơng trình tập huấn, tuyên truyền, đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời và thực hiện thủ tục đúng quy định.

Đào tạo nhân viên nắm vững chính sách pháp luật, đầu tƣ trang bị máy móc, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm khai báo thông quan điện tử, nâng cấp đƣờng truyền hệ thống mạng để thực hiện thủ tục thông quan điện tử đƣợc thông suốt và kết nối với các cơ quan Thuế, Kho bạc, Ngân hàng chuẩn bị cho thực hiện thu thuế điện tử.

Thẳng thắn góp ý những hạn chế, tồn tại về thủ tục, chính sách của cơ quan hải quan để điều chỉnh và sửa đổi cho phù hợp; kịp thời phản ánh những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ công chức qua các đƣơng dây nóng để có biện pháp xử lý nghiêm minh, làm trong sạch bộ máy.

Triển khai áp dụng chữ ký số toàn bộ quá trình khai báo để tăng tính bảo mật thông tin của mình khi gửi đến cơ quan hải quan và tránh hacker lợi dung ăn cắp thông tin.

quan – Doanh nghiệp:

+ Thành lập Hội đồng tƣ vấn hải quan – doanh nghiệp có thể gồm đại diện các hiệp hội ngành nghề đóng trên địa bàn, đại diện các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia có quan tâm về thủ tục hải quan hay các thành viên ban xúc tiến đầu tƣ của tỉnh, thành phố, Lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phụ trách công tác tài chính-xuất nhập khẩu tại địa phƣơng.

+ Xây dựng hệ thống thu thập thông tin phản hồi, đánh giá của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu của đề tài qua đó đánh giá liên tục hằng năm nhằm làm tăng chỉ số môi trƣờng cạnh tranh và năng lực của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn của Doanh nghiệp đối với dịch vụ công tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Trang 89)