Cải tiến phƣơng thức quản lý hải quan theo hƣớng hiện đại

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn của Doanh nghiệp đối với dịch vụ công tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Trang 80)

4.1.2.1 Công tác quản lý rủi ro

Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh quốc tế, thông quan hàng hóa nhanh chóng trong bối cảnh nhân lực của ngành Hải quan có hạn, phƣơng thức QLRR đã chính thức triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá XNK. Quản lý rủi ro đã và đang từng bƣớc thâm nhập sâu, rộng vào các hoạt động nghiệp vụ hải quan, thực sự trở thành một công tác nghiệp vụ nền tảng của ngành, góp phần cải cách, hiện đại hoá hải quan, là cơ sở cho việc tự động hóa trong thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Để tăng cƣờng xây dựng, phát triển công tác quản lý rủi ro ngang tầm với tiến trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan hiện nay theo hƣớng nhƣ sau:

Thứ nhất, áp dụng QLRR trong công nghệ thông tin nhằm minh bạch hóa các hoạt động thủ tục hải quan, qua đó làm giảm thiểu các thủ tục hành

chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan. Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các tệ nạn gây phiền hà sách nhiễu có thể nảy sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Thứ hai, xây dựng tiến trình để thúc đẩy sự hợp tác, quan hệ đối với các doanh nghiệp, hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế, QLRR tạo lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh đối với cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế phát triển nhất là với doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan xem xét lựa chọn tham gia chƣơng trình doanh nghiệp ƣu tiên trong lĩnh vực hải quan. DN sẽ đƣợc hƣởng lợi, gia tăng năng lực cạnh tranh, đƣợc áp dụng thủ tục thông quan hàng hóa nhanh hơn rất nhiều từ cơ chế ƣu tiên này

Thứ ba, tuyên truyền công tác quản lý rủi ro với doanh nghiệp áp dụng QLRR không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho công tác quản lý của ngành Hải quan mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, bởi công tác quản lý rủi ro chủ yếu kiểm tra hàng hóa đối với những đối tƣợng rủi ro lớn.

4.1.2.2. Tuyên ngôn phục vụ khách hàng

Xây dựng một tuyên ngôn phục vụ cộng đồng là rất cần thiết, đặc biệt xây dựng tuyên ngôn với các chỉ tiêu sao cho phù hợp với chiến lƣợc phát triển của ngành và yêu cầu từ cộng đồng. Tuyên ngôn là để cán bộ, công chức ngành Hải quan tự hào về lực lƣợng của mình, để phấn đấu phục vụ cộng đồng tốt hơn nữa. Chính vì vậy, tuyên ngôn cũng có thể coi là một lời hứa, một cam kết mạnh mẽ từ phía cơ quan hải quan.

Thứ nhất, tuyên ngôn phục vụ khách hàng là sự cụ thể hóa các kế hoạch của ngành nhằm hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, cải cách lề lối làm việc của ngành. Việc thực hiện Tuyên ngôn đã tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ. Thời gian qua đơn vị đã chú trọng tới việc nâng cao trình độ

chuyên môn, rèn luyện đạo đức tác phong cho cán bộ công chức.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, tác phong, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ công chức; nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền quy trình thủ tục hải quan, văn bản pháp luật đến cộng đồng doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ Đại lý làm thủ tục hải quan phát triển.

Thứ ba, tổ chức thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các đơn vị thuộc và trực thuộc trong việc thực hiện tuyên ngôn, việc tuân thủ chính sách pháp luật, thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan và quy định của ngành; chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính, nâng cao hiệu quả công tác. Triển khai lấy ý kiến đánh giá phản hồi của doanh nghiệp đối với đơn vị trong việc thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng; biểu dƣơng kip thời các tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tin học hóa trong các khâu nghiệp vụ, quản lí chuyên môn.

4.1.2.3. Xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp:

Xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan hải quan và tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp, cho hoạt động XNK hàng hóa. Việc thiết lập quan hệ đối tác mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và DN.

- Đối với cơ quan hải quan, việc thiết lập quan hệ đối tác thƣờng xuyên với doanh nghiệp sẽ đem lại những lợi ích sau:

Xây dựng chính sách và quy định pháp luật sẽ sát với thực tiễn và tập quán thƣơng mại, kinh doanh, sản xuất và phƣơng thức quản lý của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính ổn định, bền vững, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng doanh nghiệp về các chính sách, quy định pháp luật sau khi đƣợc ban hành;

Nâng cao hiệu quả công tác dự báo thu ngân sách nhà nƣớc;

Thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác các chính sách, quy định pháp luật về hải quan đến đúng đối tƣợng, phát huy tác dụng giáo dục, hỗ trợ doanh nghiệp thực thi đúng quy định pháp luật, hạn chế các thiếu sót, vi phạm pháp luật hải quan.

Cải thiện năng lực và nâng cao hiệu quả kiểm soát, tối ƣu hóa nguồn lực và tiết kiệm chi phí kiểm soát; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan;

Minh bạch hóa hoạt động hải quan, hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực, cải thiện chất lƣợng phục vụ, nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế của cơ quan hải quan;

Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện các sáng kiến cải cách hiện đại hóa hải quan.

- Đối với doanh nghiệp, việc trở thành đối tác thƣờng xuyên với cơ quan hải quan sẽ đem lại những lợi ích sau:

Tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, và cải cách hiện đại hóa hải quan;

Thực hiện đúng chính sách, quy định pháp luật nhà nƣớc, hạn chế lỗi, sai sót mắc phải khi làm thủ tục hải quan;

Minh bạch hóa môi trƣờng kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp;

Tiếp cận các dịch vụ tối ƣu từ cơ quan hải quan thông qua việc hỗ trợ và thúc đẩy áp dụng các phƣơng pháp quản lý hiện đại trong cơ quan hải quan;

Nâng cao uy tín trên thƣơng trƣờng và trƣớc các bạn hàng.

4.1.2.4. Công tác kiểm tra giám sát, thực hiện các quy trình thủ tục

Thứ nhất, công khai hóa quy trình thủ tục, địa điểm, nhân sự làm thủ tục tại các điểm làm thủ tục hải quan; Công khai phản hồi kết quả xử lý từng khâu liên quan đến thủ tục tại các địa điểm làm thủ tục hải quan. Áp dụng rộng rãi và hiệu quả việc thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan bằng phƣơng thức điện tử để tiến tới môi trƣờng làm việc không sử dụng giấy tờ. Không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy tờ ngoài bộ hồ sơ, tối thiểu hóa các giấy tờ trực tiếp, thƣờng xuyên rà soát, bổ sung cập nhật thông tin mới nhất về bộ thủ tục hải quan theo yêu cầu đề án 30 của chính phủ (đề án cải cách thủ tục hành chính).

Thứ hai, xem việc tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật cho ngƣời nộp thuế; thu nộp thuế và các phí lệ phí giữa cơ quan hải quan với ngân hàng, kho bạc, thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế bằng phƣơng thức điện tử là việc tiết kiệm và minh bạch hóa, là điều kiện tồn tại, phát triển đối với một cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ và sự nổ lực cải cách cho tƣơng lai của một cơ quan cung cấp dịch vụ công.

Thứ ba, cần có sự phối hợp đồng bộ: là sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng có liên quan nhằm đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ nhất mà không có sự chồng chéo; có sự rõ ràng trong các quy định, thủ tục về trình tự kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành đối với hàng hóa tại cửa khẩu.

4.1.3. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thông quan VNACCS/VCIS khai báo

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, mặc dù đơn vị cơ quan hải quan tại Quảng Nam là đơn vị luôn đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin và

nâng cấp các trang thiết bị phù hợp với khối lƣợng công việc hiện nay, các hoạt động nghiệp vụ đƣợc xây dựng với hệ thống máy chủ lớn, các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tiên tiến cùng với xây dựng đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin, tuy nhiên hạ tầng truyền thông vẫn còn phụ thuộc chung vào ngành hải quan, Bộ tài chính do đó không khỏi phải phụ thuộc chung khi một cơ quan trong khối Bộ tài chính bị sự cố mất điện, lỗi kỹ thuật thì tính độc lập khi xử lý sự việc không đƣợc giải quyết. Vì vậy cần có cơ chế riêng cho các Cục hải quan địa phƣơng không bị ảnh hƣởng sự cố chung, tối đa hóa các điều kiện cung cấp dịch vụ công điện tử cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, lƣợc khai điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử thực hiện theo cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN. Thƣờng xuyên phân tích tổng thể các lỗi/vi phạm liên quan đến phân loại HS, trị giá, xuất xứ, khai hải quan…ví dụ điền sai một hoặc nhiều trƣờng trong tờ khai và xác định những nguyên nhân chính của các lỗi đó theo quy trình, theo quy mô khách hàng và lĩnh vực kinh doanh

Thứ hai, chủ động xây dựng thêm các chƣơng trình ứng dụng mới theo đặc thù của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam theo hƣớng dữ liệu tập trung, có tính sẵn sàng tích hợp với các chƣơng trình khác của Ngành.

Thứ ba, tiếp tục công tác ứng dụng điều hành văn bản qua mạng nhằm tăng cƣờng tối đa xử lý công việc giao việc, xử lý việc bằng phƣơng thức điện tử, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan.

4.1.4. Tăng cƣờng công tá c tiếp xúc , tuyên truyền, phổ biến, tƣ vấn, giải đáp, pháp luật để hiểu hơn nhu cầu khách hàng

Minh bạch là việc công khai các quy định của pháp luật, quy định của ngành Hải quan để các đối tƣợng chịu sự tác động biết thực hiện.

Hình thức công khai: các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài, website của ngành, công báo, truyền hình); tờ rơi, bảng tin, panô, áp phích, khẩu hiệu; tổ chức họp để công bố, giới thiệu; đƣờng dây nóng.

Kịp thời: Đối tƣợng chịu sự tác động của pháp luật hải quan đƣợc tiếp cận trƣớc khi văn bản có hiệu lực.

Với nội dung tuyên truyền qua khảo sát đánh giá phần I thì đa số doanh nghiệp đánh giá có hiệu quả về chính sách mới ban hành của cơ quan hải quan, qua các hội nghị tập huấn, hội nghị đối thoại với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đƣợc nhận thông tin mới về chính sách và những điểm mới về văn bản pháp luật sắp, đang, sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều văn bản chƣa đến tận tay doanh nghiệp, nhất là các văn bản dƣới luật. Để làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đến doanh nghiệp cần làm tốt vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng các trang thông tin điện tử nhằm đáp ứng công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản luật, nội dung mới, các thông tin phản hồi và thành lập tổ tƣ vấn trực tuyến, lựa chọn những công chức có chuyên môn và kinh nghiệm trả lời những câu hỏi trực tuyến của doanh nghiệp, kiểm soát thời gian giải quyết những khó khăn vƣớng mắc của doanh nghiệp, đảm bảo những khó khăn vƣớng mắc đƣợc phúc đáp và giải quyết kịp thời, đúng yêu cầu, đúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ hai, pháp lý hóa các hình thức giao dịch, trả lời các nội dung vƣớng mắc nghiệp vụ qua email, xem hình thức này có giá trị pháp lý nhƣ hình thức trả lời bằng văn bản chính thức thông qua việc dùng tên tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền trả lời, từ đó nâng cao việc hỏi và trả lời của doanh nghiệp mang tính kịp thời, nhanh chóng, tiện lợi tạo điều kiện tối ƣu hóa công tác quản lý cũng nhƣ thuận lợi hoạt động thƣơng mại.

Thứ ba, công tác tập huấn hƣớng dẫn chính sách pháp luật mới, cần chú trọng đổi mới phƣơng pháp tập huấn, kết hợp phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp hiện đại, áp dụng phƣơng pháp tích cực, yêu cầu doanh nghiệp cùng tham gia, có sự trao đổi qua lại giữa đại diện doanh nghiệp và báo cáo viên pháp luật, kết hợp với các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ tranh ảnh, băng hình để công tác tập huấn sinh động, dễ tiếp thu tập trung vào những thay đổi mới của chính sách, tác động đến lợi ích của doanh nghiệp.

Thứ tƣ, các văn bản pháp luật nhiều và phức tạp đối với cả cán bộ công chức và Doanh nghiệp. Các CBCC cần có hƣớng dẫn đơn giản và dễ dàng, cung cấp cho DN danh sách những hƣớng dẫn cơ bản để DN thực hiện dễ dàng hơn. Những tờ rơi đơn giản về các yêu cầu hải quan và đặc biệt về các vấn đề cụ thể đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cần đƣợc cung cấp cho DN và luôn đƣợc có sẵn tại trụ sở cơ quan Hải quan, những tờ rơi này cần đƣợc rà soát và cập nhật thƣờng xuyên thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn của Doanh nghiệp đối với dịch vụ công tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Trang 80)