2.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Thang đo 5 thành phần chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của DN dựa trên thang đo Likert cấp độ 5.
Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần
Phần I: Thông tin chung của doanh nghiệp chủ yếu thông tin khả năng tiếp cận thông tin từ phía doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.
Phần II: Khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ công do cơ quan Hải quan cung cấp bao gồm 23 câu hỏi chi tiết đại diện cho 5 nhóm nhân tố của biến độc lập và 1 nhóm nhân tố của biến phụ thuộc. Đây chính là phần cốt lõi của quá trình nghiên cứu.
Thang đo sử dụng: các biến quan sát của từng nhân tố đƣợc đo lƣờng dƣới thang đo Likert 5 điểm, bậc 1 tƣơng ứng là hoàn toàn không đồng ý, bậc 2 là không đồng ý, bậc 3 tƣơng đối đồng ý, bậc 4 là đồng ý, bậc 5 là hoàn toàn đồng ý.
Phần III: Một số ý kiến khác nếu có để đảm bảo kết quả thu đƣợc mang tính khách quan và do tính chất nhạy cảm của đề tài nghiên cứu không thiết kế phần thông tin của doanh nghiệp.
Để đảm bảo kết quả thu đƣợc mang tính khách quan và do tính chất nhạy cảm của đề tài nghiên cứu có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của DN nên bảng câu hỏi không thiết kế phần thông tin của ngƣời đƣợc khảo sát.
Bảng câu hỏi sau khi đƣợc thiết kế xong, đƣợc dùng để khảo sát thử 15 ngƣời để kiểm tra mức độ rõ ràng của câu hỏi. Sau khi điều chỉnh, bảng câu hỏi chính thức đƣợc gửi đi khảo sát.
2.2.2.3 Cỡ mẫu điều tra và cách thức điều tra
Kích thƣớc mẫu có liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê. Mỗi phƣơng pháp phân tích thống kê đòi hỏi kích thƣớc mẫu khác nhau. Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thƣớc mẫu càng lớn càng tốt. Hair & ctg (2006) cho rằng, để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lƣờng cần tối thiểu 5 quan sát. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả đề xuất có 26 biến quan sát có thể đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Do đó, số mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là n = 130 mẫu
Thông tin khảo sát đƣợc thu thập thông qua các hình thức phát bảng câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, phát tại các Chi cục Hải quan trực thuộc khi doanh nghiệp đến liên hệ làm thủ tục xuất nhập khẩu.
2.2.2.4 Phương tiện nghiên cứu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc mã hóa, nhập vào máy và làm sạch với phần mềm SPSS 16. Các câu hỏi trong phần II (một số ý kiến khác) của bảng
câu hỏi sẽ đƣợc mã hóa thành các biến khảo sát cho các nhóm nhân tố để nhập dữ liệu.
Việc định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của DN đối với chất lƣợng dịch vụ công của ngành Hải quan tỉnh Quảng Nam đƣợc tiến hành thông qua 3 bƣớc: (1) Sử dụng hệ số tin cậy Cronbachs Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ và sự tƣơng quan giữa các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu; (2) Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng và nhận diện các nhân tố đƣợc cho là phù hợp với mức độ hài lòng của DN; (3) Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến mức độ hài lòng của DN đối với chất lƣợng dịch vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.
2.2.2.5 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang đo chính thức Nghiên cứu định tính - Thảo luận nhóm - Thảo luận trực tiếp - Phỏng vấn thử
Thu thập dữ liệu
Đinh lƣợng n=130
Cronbach Alpha
- Loại các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ - Kiểm tra hệ số alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra các yếu tố trích đƣợc - Kiểm tra phƣơng sai trích đƣợc
Thang đo hoàn chỉnh
Phân tích hồi quy
Kiểm định sự phù hợp của mô hình.Đánh giá mức độ
Mô hình nghiên cứu