Tổng quan hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợ

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 38)

của ngƣời kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là tổng thể các quy phạm pháp luật có mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng có phạm vi điều chỉnh rộng. Chính vì điều đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng rất phong phú nằm trong nhiều ngành luật, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể phân chia hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành hai nhóm: nhóm các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhóm các văn bản gián tiếp điều chỉnh vấn đề này [12, 137].

Các quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tổng thể các quy phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Cấu trúc pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng được phân chia tương ứng với cách phân chia hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm: nhóm văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp và nhóm văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp.

* Nhóm văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp

Tuy hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất nhiều nhưng chỉ có hai văn bản trực tiếp điều chỉnh vấn đề này, đó là Pháp lệnh Bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 và Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thay thế Nghị định 69/2001/NĐ-CP.

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 4 năm 1999 bao gồm 6 chương và 30 điều. Trong đó, có một chương riêng quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, đó là Chương 3 “Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ”. Cụ thể: Pháp lệnh quy định người kinh doanh hàng

hoá, dịch vụ có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác.

Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng phải có nghĩa vụ thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hoá, dịch vụ; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng; giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng.

Ngoài ra, người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng cần thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của người tiêu dùng; bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 55/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999. Nghị định bao gồm 6 chương và 36 điều tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; xử lý khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; tổ chức bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng. So với Nghị định số 69/2001/NĐ-CP, Nghị định số 55/2008/NĐ-CP đã thể hiện sự tiến bộ rõ nét trong các quy định cụ thể về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Nghị định 55/2008/NĐ-CP đã cụ thể hoá những quy định chung chung, mang tính khẩu hiệu của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Với quan điểm cho rằng, các quyền của người tiêu dùng chỉ có thể được đảm bảo một cách tốt nhất thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Nghị định số 55/2008/NĐ- CP đã tiếp cận các quyền của người tiêu dùng bằng việc quy định cụ thể các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ như trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời chính xác (Điều 6); Trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Điều 7); Trách nhiệm bảo hành (Điều 8); Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng (Điều 9); Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng (Điều 10) (Chương II).

Tuy không phải là những quy định hoàn chỉnh nhưng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 và Nghị định 55/2008/NĐ-CP đã bước đầu tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để người tiêu dùng nhận thức rõ quyền của mình và người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ý thức được nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng.

* Nhóm văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp

Bên cạnh Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 – văn bản pháp lý mang tính tổng hợp đầu tiên quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng còn được quy định ở hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng khác thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Các văn bản này đã đưa ra được những quy phạm pháp luật nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong những lĩnh vực nhất định.

Như đã phân tích ở trên, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có phạm vi điều chỉnh rộng, vì vậy, việc liệt kê đầy đủ các văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề bảo vệ người tiêu dùng nói chung và nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng nói riêng là điều không đơn giản. Tuy nhiên, có thể kể ra một số văn bản pháp lý quan trọng trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta hiện nay như:

* Bộ luật Dân sự năm 2005: Tại chương II và chương V của phần III Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự đều có những quy định liên quan đến nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (nhất là những quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin về vật mua bán, vấn đề bảo hành, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,...).

* Bộ luật Hình sự năm 1999: quy định về tội phạm và hình phạt liên

quan đến quyền lợi người tiêu dùng như Tội sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156, 157, 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội quảng cáo gian dối (Điều 168);…

* Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng hiện nay đang nằm rải rác ở Pháp lệnh xử lý

vi phạm hành chính năm 2002 và các nghị định của Chính phủ quy định về xử

phạt hành chính trong nhiều lĩnh vực như Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 4/6/2007); Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật…

* Luật Cạnh tranh năm 2004: tuy chỉ là một công cụ pháp lý, là đạo luật có tác động gián tiếp nhưng lại rất tích cực và hiệu quả đến việc bảo vệ người tiêu dùng chống lại các tác động tiêu cực của các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Điều 4 Luật Cạnh tranh quy định: “Doanh nghiệp được tự do cạnh

tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này”

* Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định nghĩa vụ của người kinh

doanh trong hoạt động thương mại (thương nhân) đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đưa mục tiêu bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của thương nhân (Điều 14).

Ngoài ra, quyền lợi của người tiêu dùng và nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn được quy định nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Dược năm 2005; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng

hoá năm 2007; Pháp lệnh Đo lường năm 1999; Pháp lệnh Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001; Pháp lệnh về Quảng cáo năm 2001; Pháp lệnh giá năm 2002; Pháp lệnh về vệ sinh và an toàn thực phẩm năm 2003; Pháp lệnh Thú ý năm 2004;… và các văn bản hướng dẫn thi hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đánh giá chung:

Có thể nói vấn đề bảo vệ người tiêu dùng nói chung và nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, điều chỉnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận như quy định tương đối đầy đủ, toàn diện nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mọi lĩnh vực, nhìn chung các quy định hiện hành về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn có một số hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành về nghĩa vụ của người kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ còn khá chung chung, thiếu tính cụ thể gây khó khăn trong việc triển khai trên thực tế. Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999. Đa số các quy định trong Pháp lệnh này về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chỉ dừng lại ở mức độ gọi tên, khẩu hiệu. Những quy định dẫn chiếu đến pháp luật khác như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004,… lại chưa thể hiện được tính đặc thù trong quan hệ giữa người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ với người tiêu dùng, cụ thể là chưa tính đến vị trí “yếu thế” của người tiêu dùng trong tương quan với người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, nhiều hành vi vi phạm nghĩa vụ của người kinh doanh hàng

hoá, dịch vụ không có quy định về chế tài xử lý nên đã giảm đi tính răn đe, giáo dục đối với người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như hành vi vi phạm

nghĩa vụ hướng dẫn sử dụng hàng hoá, nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, nghĩa vụ đo lường trung thực,... Thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc xử lý các trường hợp người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng, do thiếu một cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý. Chính vì vậy, nhiều vụ việc mặc dù xác định rõ vi phạm của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng nhưng vẫn không thể xử lý được.

Thứ ba, xét về kỹ thuật lập pháp, các quy định pháp luật về nghĩa vụ

của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn tản mạn và thiếu tính hệ thống, một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn. Điều này khiến cho người tiêu dùng khó nhận biết đầy đủ những nghĩa vụ mà người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện đối với mình. Không chỉ có người tiêu dùng mà ngay cả người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng khó có thể nắm bắt đầy đủ các nghĩa vụ của mình.

Thứ tư, còn có nhiều khoảng trống trong pháp luật về nghĩa vụ của người

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: thiếu quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong hợp đồng tiêu dùng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra (trách nhiệm sản phẩm); về hành vi thương mại không công bằng,…

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 38)