cứ văn bản pháp luật nào của Việt Nam.
1.5. Xử lý hành vi vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng của ngƣời kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do việc thực hiện hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thể bị xử lý bằng các loại chế tài: chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài hình sự. Đặc điểm quan trọng nhất của một chế tài pháp lý là nó phải thể hiện được tính chất răn đe đối với hành vi vi phạm. Trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cũng vậy, thiếu chế tài hoặc chế tài thiếu tính răn đe sẽ khiến cho các quy định của pháp luật chỉ mang tính hình thức, khẩu hiệu và làm cho những người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trở nên coi thường nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.
Đều cố gắng hướng tới mục tiêu bảo đảm hiệu quả của các quy định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, mỗi nước lại có cách thức quy định về loại chế tài không giống nhau. Có nước chỉ quy định chế tài hình sự như Singapore, Thái Lan. Có nước lại quy định hai trong ba loại chế tài: chế tài
dân sự và hình sự (Malaysia) hoặc chế tài hành chính và chế tài hình sự (Hàn Quốc và Đài Loan) hoặc chế tài dân sự và chế tài hành chính. Và cũng có nhiều nước quy định cả ba loại chế tài hình sự, dân sự và hành chính (Trung Quốc, Pháp). So với hai cách quy định đầu, cách quy định thứ ba toàn diện hơn, thể hiện đầy đủ tính chất răn đe đối với từng loại hành vi vi phạm tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm.
Đứng dưới góc độ của người tiêu dùng, khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xâm phạm, họ cần phải được đền bù thoả đáng, do đó, chế tài dân sự là một quy định quan trọng. Chế tài dân sự thể hiện khả năng khắc phục và đền bù những thiệt hại mà người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã gây ra cho người tiêu dùng. Các chế tài dân sự được xem là công cụ chính để người tiêu dùng sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các dạng chế tài dân sự thường là: buộc thực hiện nghĩa vụ, trả lại tiền hoặc tài sản, buộc cải chính và công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại…
Tuy mối quan hệ giữa người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng là quan hệ dân sự nhưng thông thường hành vi vi phạm lợi ích người tiêu dùng cũng đồng thời xâm hại tới lợi ích của cộng đồng, xâm hại đến trật tự công, trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, do đó hành vi vi phạm tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chế tài hành chính được áp dụng cho những hành vi vi phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt chính thường bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền. Việc phạt tiền có thể được áp dụng linh hoạt tuỳ theo loại hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm. Mức phạt tiền được tính toán liên quan đến lợi
nhuận có được do thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; đình chỉ hoạt động; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm; buộc tiêu huỷ, vô hiệu hoá sản phẩm; sung công những thu nhập trái pháp luật; công bố công khai;... Việc áp dụng các chế tài hành chính được thực hiện thông qua các quyết định hành chính mang tính chất mệnh lệnh, theo trình tự thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Để biện pháp hành chính được thực hiện một cách hiệu quả, hầu hết các quốc gia đều quy định một cách rõ ràng, cụ thể thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
Với những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng cấu thành tội phạm (đặc biệt là trong các trường hợp cố ý vi phạm, vi phạm với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả nghiêm trọng,...), người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước nhà nước bằng hình phạt. Hình phạt (chế tài hình sự) là biện pháp nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm. Do các chế tài hình sự có thể tác động đến tài sản, tính mạng, tự do của con người, nên việc áp dụng phải tuân theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ và chỉ có toà án mới có thẩm quyền áp dụng. Chế tài hình sự áp dụng đối với người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thường bao gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn như ở Pháp (mức phạt tiền có thể lên đến 75000 Euro và phạt tù đến 4 năm), Singapore (phạt tiền đến 10000 đô la và phạt tù đến 2 năm), Hàn Quốc (phạt tiền tới 50 triệu Won và phạt tù đến 3 năm).
Kết luận chƣơng 1
Mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ luôn tồn tại sự bất cân xứng về thông tin; về khả năng đàm phán, thương lượng; về khả năng chi phối giá cả, điều kiện giao dịch trên thị trường và tiềm lực kinh tế. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế làm gia tăng khoảng cách của sự bất cân xứng đó, quyền của người tiêu dùng ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng. Hơn nữa, những quy định của pháp luật dân sự, thương mại,... vốn ra đời nhằm đảm bảo lợi ích của hai chủ thể bình đẳng, không đủ sức để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chống lại sự xâm phạm của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Do đó, sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật vào mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là hết sức cần thiết.
Với tư cách là chủ thể chủ yếu trong việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, sự tồn tại của các quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là một yêu cầu khách quan. Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được xác định trên cơ sở tám quyền cơ bản của người tiêu dùng. Theo đó, người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có các nghĩa vụ cơ bản sau: nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, nghĩa vụ đảm bảo quyền lựa chọn của người tiêu dùng, nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo hành, nghĩa vụ lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng, nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm nghĩa vụ, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, tuỳ từng tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử lý bởi các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Chương 2