Nghĩa vụ bảo đảm quyền lựa chọn cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 27)

Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp với khả năng và nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, mọi hành vi của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có khả năng xâm hại đến khả năng lựa chọn, đến quyền tự do quyết định của người tiêu dùng đều bị pháp luật của hầu hết các nước cấm. Các dạng hành vi chủ yếu có thể là:

Thứ nhất, hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn, lừa dối

khách hàng. Đó là những hành vi chứa đựng những thông tin sai lệch mà vì thế lừa dối hoặc có khả năng lừa dối người tiêu dùng thông thường khiến cho người tiêu dùng đưa ra các quyết định về giao dịch một cách sai lệch mà nếu không có thông tin ấy người tiêu dùng đã đưa ra quyết định khác. Hành vi đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nhân thân của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như uy tín, danh tiếng và các khía cạnh khác; nhầm lẫn về bản thân hàng hoá, dịch vụ (nhầm lẫn về chất lượng, tính năng, công dụng, thành phần, nguồn gốc xuất xứ,…); hoặc gây nhầm lẫn về bản chất giao dịch giữa người tiêu dùng và người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (nhầm lẫn về quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ giao dịch, nhầm lẫn về giá cả, số lượng hàng hoá, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, chế độ bảo hành, khuyến mãi,…).

Thứ hai, hành vi che giấu hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về

hàng hoá, dịch vụ. Để đưa ra quyết định giao dịch một cách hợp lý, thông thường người tiêu dùng phải nắm được những thông tin trọng yếu về hàng

hoá, dịch vụ. Nhưng trên thực tế, người kinh doanh hàng hoá dịch vụ đã cố tình che giấu hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không rõ ràng về hàng hoá, dịch vụ làm cho hoặc có khả năng làm cho người tiêu dùng đưa ra các quyết định giao dịch mà lẽ ra họ đã không quyết định như vậy. Các thông tin bị che giấu có thể là thông tin về nhân thân người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; thông tin về bản thân hàng hoá, dịch vụ; thông tin về bản chất giao dịch giữa người tiêu dùng và người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Thứ ba, các hành vi cưỡng bức, sách nhiễu, lạm dụng đối với người

tiêu dùng. Dạng hành vi này được quy định rất cụ thể trong Chỉ thị số 2005/29/EC của Cộng đồng các quốc gia Châu Âu. Theo đó, hành vi bị coi là cưỡng bức hoặc lạm dụng đối với người tiêu dùng, nếu, trong bối cảnh thực tế của nó, tính tới tất cả các đặc điểm và tình huống, bằng sự quấy rối, cưỡng bức, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực hoặc các ảnh hưởng không hợp lý, mà hành vi ấy làm hại hoặc có khả năng làm hại đáng kể quyền tự do lựa chọn hoặc tự do hành xử của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm và vì thế làm cho hoặc có thể làm cho người tiêu dùng ra quyết định về giao dịch mà lẽ ra người tiêu dùng đã không quyết định như vậy (Điều 8).

Khi quyết định xem một hành vi có sử dụng sự quấy rối, cưỡng bức, bao gồm cả sử dụng vũ lực hoặc các ảnh hưởng không hợp lý, các khía cạnh cần tính đến gồm: (a) thời gian, địa điểm, bản chất hoặc tính lặp đi lặp lại; (b) việc sử dụng ngôn ngữ/hành vi có tính đe doạ hoặc lạm dụng; (c) sự lợi dụng của thương nhân đối với những hoàn cảnh éo le, không may mắn ở mức độ mà có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự suy xét của người tiêu dùng mà thương nhân đã ý thức, để ảnh hưởng quyết định của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm; (d) bất cứ rào cản ngoài hợp đồng nào do thương nhân áp đặt trong trường hợp người tiêu dùng muốn thực hiện các quyền theo hợp đồng, bao gồm các quyền chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển sang sản phẩm

khác hoặc thương nhân khác; (e) bất cứ sự đe doạ nào làm cho việc thực hiện các hành vi bảo vệ quyền lợi không thực hiện được (Điều 9).

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)