Nghĩa vụ thông tin chính xác, trung thực về hàng hóa, dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 49)

Thông tin minh bạch, chính xác và đầy đủ về hàng hoá, dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng, nền tảng tạo nên thị trường cạnh tranh tự do, lành mạnh. Đối với người tiêu dùng, thông tin về hàng hoá, dịch vụ có tác động rất lớn đến tâm lý tiêu dùng, hành vi tiêu dùng của họ. Khi luồng thông

tin này không chính xác, gian dối hoặc sai lệch sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng nhận thức sai lầm về sản phẩm, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Chính vì vậy, thông tin chính xác, trung thực cho người tiêu dùng là nghĩa vụ pháp lý cần thiết và quan trọng đặt ra cho người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 quy định: “Tổ

chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thông tin, quảng cáo trung thực về hàng hoá, dịch vụ;…” (Điều 5). Luật Thương mại năm

2005 cũng đã ghi nhận nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng như một nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Khoản 1 - Điều 14 - Luật này quy định: “Thương nhân thực hiện hoạt động

thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đó”. Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác,

trung thực của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng được thể hiện trong nhiều văn bản khác như: Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 cấm “doanh

nghiệp đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng như về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, cách thức sử dụng...”; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007 (Khoản 2,3 Điều

10; Khoản 3 Điều 12; Khoản 3 Điều 16); Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001; Pháp lệnh Giá năm 2002 (Điều 29); Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 (Điều 8);...

Nghị định số 55/2008/NĐ-CP đã cụ thể hoá nội dung nghĩa vụ cung cấp thông tin của người kinh doanh hàng hoá dịch vụ, như sau: Cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp; Thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy

định của pháp luật; Công khai niêm yết giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh của mình; Cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho người tiêu dùng về cách thức sử dụng hàng hóa, dịch vụ; Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và giao hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; Cấm mọi hành vi quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và các hành vi khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ (Điều 6).

Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin còn gắn liền với nhiều quy định pháp luật khác, trong đó quan trọng nhất là các quy định về quảng cáo, về ghi nhãn hàng hoá, niêm yết giá cả, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ và chế độ hoá đơn, chứng từ.

* Các quy định về quảng cáo:

Quảng cáo được xem là luồng thông tin chủ yếu và mạnh mẽ nhất trên thị trường giúp người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thể tiếp cận với các khách hàng tiềm năng với số lượng càng lớn càng tốt, trên một phạm vi càng rộng càng tốt. Nhờ vào hoạt động quảng cáo mà người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thể giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường, giúp người tiêu dùng biết được, hiểu được nhãn hiệu, tính năng, công dụng, cách sử dụng, bảo quản, giá cả, cách thức mua bán. Qua đó, có tác động định hướng rất lớn đến sự lựa chọn, đến quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng. Với vai trò như vậy, quảng cáo dễ trở thành công cụ để người kinh doanh lợi dụng, xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, để đảm bảo thông tin quảng cáo khi truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng không làm ảnh hưởng cũng như không xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về điều kiện, nội dung, hình thức, phương tiện, sản phẩm quảng cáo của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Các quy định về quảng cáo hàng hoá, dịch vụ được thể hiện chủ yếu trong Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Theo đó, quảng cáo là việc giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hoá,

dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích

sinh lời (khoản 1 điều 4 Pháp lệnh Quảng cáo). Theo quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình (Điều 2). Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng (Điều 6). Điều này được cụ thể hoá trong Nghị định số 24/2003/NĐ-CP như sau: Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh phải trung thực, chính xác, đúng với phạm vi, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh; Thông tin quảng cáo về hàng hoá, dịch vụ sinh lời phải phản ánh trung thực, chính xác đúng với quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, thời hạn bảo hành; Thông tin quảng cáo về dịch vụ không sinh lời phải trung thực, chính xác, phản ánh đúng yêu cầu, khả năng, chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, pháp luật quảng cáo cũng đưa ra một số hành vi quảng cáo bị nghiêm cấm như: hành vi quảng cáo gian dối; quảng cáo sản phẩm chưa được phép lưu thông ở vào thời điểm quảng cáo; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo; lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam; Quảng cáo làm tiết lộ bí

mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội;... (Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo). Một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo được cụ thể tại Điều 3 Nghị định 24/2003/NĐ-CP như sau: Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị; dùng từ ngữ không lành mạnh; Dùng hình ảnh người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; Quảng cáo không đúng chất lượng hàng hoá, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức; Quảng cáo hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông; làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của các cơ quan nhà nước; dùng âm thanh gây tiếng ồn vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam; Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó; Quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam; Ngoài các hành vi trên, Điều 109 Luật Thương mại năm 2005 còn đưa ra quy định cấm một số hành vi quảng cáo thương mại như: Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác; Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.

Thực tiễn quảng cáo ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá phức tạp, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Hành vi lợi dụng quảng cáo để đưa ra thông tin gian dối, không trung thực, gây thiệt hại cho người tiêu dùng diễn ra rất phổ biến. Nhiều trường hợp quảng cáo cường điệu, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá; quảng cáo so sánh gây hiểu lầm về hàng hoá khác; thậm chí có trường hợp mang tính chất lừa đảo như quảng cáo về những tính chất không hề có của sản phẩm và kể cả những hoạt động quảng cáo không phép.

Một ví dụ điển hình cho hành vi quảng cáo không trung thực, thổi phồng ưu điểm của sản phẩm là quảng cáo sản phẩm Vegy của Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế ICP. Công ty đã đưa ra quảng cáo cho sản phẩm Vegy là “dung dịch có thể loại bỏ hoàn toàn các loại thuốc bảo vệ thực

vật”, “đem lại bữa ăn an toàn cho mọi gia đình”. Tin tưởng vào quảng cáo,

người tiêu dùng đổ xô đi mua sản phẩm này nhằm tìm kiếm sự an toàn cho gia đình mình. Nhưng kết quả thực tế cho thấy không loại dung dịch rửa hoa quả nào có thể loại bỏ hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật. Theo Cơ quan Vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục Bảo vệ thực vật), sau khi tiến hành thí nghiệm đã đưa ra kết quả: các dung dịch rửa rau quả loại có chất lượng nhất cũng chỉ loại bỏ được 20-60% dư lượng thuốc bảo vệ thực vật [25].

Các quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng thời gian qua lại là điển hình về việc đưa ra lời quảng cáo có tính chất lừa đảo về những công dụng không hề có của sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng bị các lời quảng cáo đánh lừa tưởng rằng đó là thần dược, có thể chữa bách bệnh và đặc biệt phải mua với giá “trên trời”. Để bán được hàng, các hãng dược phẩm, thực phẩm đã tung ra những lời quảng cáo rất hấp dẫn như: Nước ép Noni - cuộc cách mạng về sức khoẻ; Herbalife - vì sức khoẻ và sắc đẹp - thực phẩm dưỡng sinh số 1 Hoa kỳ; Tảo Spirulina tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tim mạch, giảm nguy cơ gây ung thư, chống lão hoá; Neuslim - thực phẩm bổ sung dinh

dưỡng giảm béo, làm thon eo và đẹp vóc dáng; Figurel - săn chắc cơ bắp, tiêu thụ mỡ thừa… Nhiều quảng cáo thường đưa ra những tài liệu giới thiệu, tờ rơi quảng cáo rất mập mờ, khiến người tiêu dùng lầm tưởng các sản phẩm này có thể chữa được bệnh, kể cả bệnh ung thư. Như sản phẩm Lentin Plus của Hãng thuốc Hoàng Dương Pharma LTD, trong cách dùng ghi rõ: Trong bệnh ung thư, AIDS, tiểu đường, viêm gan B, C và các bệnh nhiễm trùng khác, uống 1- 3 gói/ngày. Nói như thế dễ làm cho người ta hiểu lầm đây là loại thuốc chữa các bệnh trên, nhưng không hề nói chỉ định dùng trong bệnh nào mà chỉ nói cách dùng. Trong khi đó thực chất đa phần các loại thực phẩm chức năng đều không có công dụng chữa bệnh mà chỉ là những thức ăn bổ dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của người bệnh như thực chất Noni chỉ là nước hoa quả, Lentin Plus chỉ là thức ăn bổ dưỡng chiết xuất từ mầm lúa…

Hàng loạt quảng cáo sai sự thật trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua cũng khiến người tiêu dùng “nản lòng”, mất lòng tin vào quảng cáo. Nhiều loại nước giải khát được quảng cáo là được chiết xuất từ thiên nhiên, nước ép trái cây nguyên chất,… nhưng thực chất đa phần các sản phẩm này chỉ là đường, hương liệu, chất tạo màu. Quảng cáo nước tăng lực có khả năng nâng cao thể lực nhưng thực ra thành phần chủ yếu chỉ là đường và caffein, uống nhiều còn có khả năng gây ngộ độc, nhưng điều này lại không được người sản xuất giải thích rõ. Quảng cáo bột nêm Chinsu không có bột ngọt, không có chất điều vị 621, nhưng vẫn sử dụng chất điều vị 627 và 631- thực chất đây cũng là bột ngọt; tình trạng tương tự cũng xảy ra với bột nêm “Knorr đảm đang”; nước mắm cá hồi Bắc Âu nhưng thực ra chỉ là hương cá hồi; Omachi được làm từ khoai tây nhưng thực ra chỉ có 1% khoai tây;…

Quảng cáo mang tính chất so sánh lại càng không hiếm. Mì Tiến Vua có màu vàng tươi, không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần trong khi đa phần các loại mì khác lại có màu vàng sậm. Nhiều quảng cáo giới thiệu loại

nước tương không chứa chất 3-MCPD, nước mắm không chứa ure gây hại, sữa không nhiễm melamine,… trong khi điều không phải là đặc điểm mang tính ưu trội gì của sản phẩm mà đó phải là tiêu chuẩn đương nhiên đối với bất kỳ sản phẩm cùng loại nào. Các quảng cáo cũng ưa đưa ra các so sánh kiểu như so với các loại dầu gội thông thường, các loại bột giặt thông thường, các loại sữa thông thường,… thì sản phẩm có gì đặc biệt hơn. Những quảng cáo kiểu này rất dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm về các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

* Các quy định về nhãn hàng hoá:

Một công cụ thông tin quan trọng khác từ người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đến với người tiêu dùng là thông qua nhãn hàng hoá. Với tư cách là một công cụ truyền tải thông tin, nhãn hàng hoá có vai trò rất quan trọng đối với quyết định mua hay không mua, sử dụng hay không sử dụng của người tiêu dùng. Nhãn hàng hoá, vì thế, cũng là công cụ quảng cáo và marketing quan trọng. Việc ghi nhãn đầy đủ và trung thực có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hàng hoá, pháp luật nước ta đã có các quy định bước đầu về việc ghi nhãn hàng hoá. Ngày 30/8/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178/1999/QĐ- TTg ngày 30/08/1999 ban hành Quy chế Ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện tại, Quy chế này đã được thay thế bởi Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Nghị định này, “nhãn hàng hoá” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. Ghi nhãn

hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát (Điều 3).

Cũng theo Nghị định vừa nêu, mọi hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải ghi nhãn theo đúng yêu cầu của Nghị định này, ngoại trừ một số loại hàng hoá pháp luật quy định không phải ghi nhãn. Nhãn

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 49)