Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự do bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình thì phải bồi thường cho bên có quyền nếu có thiệt hại xảy ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ hành vi vi phạm các nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thể phát sinh trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng và được xem là chế tài dân sự nhằm bù đắp mất mát, tổn thất cho người tiêu dùng; đồng thời có tác dụng răn đe, cảnh cáo, giáo dục cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như lợi ích của cộng đồng xã hội.
Hiện nay, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước đã đưa ra những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra (thường được gọi là “trách nhiệm sản phẩm” – product liability) như Chỉ thị 85/374/EEC ngày 25/7/1985 của Châu Âu, Luật về trách nhiệm sản phẩm của Úc (1992), Nhật Bản (1994), Hàn Quốc (2000), trong Luật bảo vệ
người tiêu dùng của Philippines, Indonesia, Malaysia,... Đây được xem là một chế định đặc biệt, một ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có tính đến những yếu tố đặc trưng của quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Theo đó, người sản xuất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật trong sản phẩm của mình gây ra dù mình có bị ràng buộc hay không với người bị thiệt hại bởi một quan hệ hợp đồng. Người sản xuất có thể phải chịu trách nhiệm về khuyết tật ngay cả khi sản phẩm được sản xuất theo đúng quy cách, tiêu chuẩn hiện hành hoặc tiêu chuẩn đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Người sản xuất chịu trách nhiệm sản phẩm bao gồm người sản xuất thành phẩm, người nhập khẩu sản phẩm chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra ngay cả khi người đó không có lỗi; người sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận cấu thành của sản phẩm liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp khuyết tật của sản phẩm có nguyên nhân một phần hoặc toàn bộ từ khuyết tật của nguyên vật liệu, phụ kiện hoặc bộ phận cấu thành của sản phẩm do người đó cung cấp; người trực tiếp cung cấp sản phẩm có khuyết tật cho người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm sản phẩm nếu người đó không xác định được người phải chịu trách nhiệm sản phẩm.
Sản phẩm được coi là có khuyết tật nếu sản phẩm ấy không đảm bảo được mức độ an toàn mà người sử dụng có quyền mong đợi chính đáng. Việc đánh giá mức độ an toàn mà người sử dụng có quyền mong đợi chính đáng phải tính đến mọi yếu tố, đặc biệt là các yếu tố về mẫu mã sản phẩm, tính năng sử dụng có thể được mong đợi một cách hợp lý và thời điểm đưa sản phẩm vào lưu thông.
Về nghĩa vụ chứng minh, trước đây hầu hết pháp luật các nước đều đẩy nghĩa vụ chứng minh về người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng không chỉ
phải chứng minh khuyết tật, thiệt hại, mối quan hệ giữa khuyết tật và thiệt hại mà còn phải chứng minh lỗi của người sản xuất. Tuy nhiên, việc chứng minh rằng người sản xuất có lỗi trong việc làm cho sản phẩm có khuyết tật hay không là một vấn đề rất khó khăn bởi lẽ người tiêu dùng rất khó tiếp cận được với các thông tin về quy trình sản xuất ra sản phẩm để chứng minh rằng trong quy trình ấy, sản phẩm đã không được sản xuất theo quy trình hợp lý, dẫn tới việc sản phẩm có khuyết tật. Đây là một bước cản lớn trong thực tế yêu cầu bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, các nhà lập pháp nhiều quốc gia trên thế giới đã tìm giải pháp khắc phục vấn đề này bằng cách phân chia nghĩa vụ chứng minh cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Theo đó, người tiêu dùng chỉ phải chứng minh thiệt hại, sự tồn tại của khuyết tật trong sản phẩm và mối quan hệ nhân quả giữa khuyết tật và thiệt hại thực tế xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả này thể hiện ở việc chứng minh nếu không có khuyết tật thì thiệt hại không thể xảy ra; sự tồn tại khuyết tật của sản phẩm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Người tiêu dùng không cần phải chứng minh lỗi của người sản xuất. Trong trường hợp này, pháp luật đã áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi. Theo đó, người sản xuất bị coi là có lỗi và đương nhiên phải chịu trách nhiệm trừ khi chứng minh được rằng: (1) người sản xuất không đưa sản phẩm vào lưu thông hoặc việc cung cấp sản phẩm cho người khác không vì mục đích lợi nhuận; (2) Căn cứ vào hoàn cảnh, có thể xác định được khuyết tật gây ra thiệt hại không tồn tại vào thời điểm đưa sản phẩm vào lưu thông hoặc khuyết tật này phát sinh sau đó; (3) Trình độ khoa học, kỹ thuật chung tại thời điểm đưa sản phẩm vào lưu thông không cho phép người sản xuất phát hiện khuyết tật sản phẩm; (4) Khuyết tật là do phải tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật. Nhà sản xuất bộ phận cấu thành sản phẩm không phải chịu trách nhiệm nếu có căn cứ xác định rằng
khuyết tật là do thiết kế sản phẩm mà bộ phận này được gắn hoặc là do những chỉ dẫn của nhà sản xuất sản phẩm này. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, nhà sản xuất có thể được giảm trách nhiệm hoặc miễn trách nhiệm nếu thiệt hại xảy ra do khuyết tật của sản phẩm và đồng thời do lỗi của người bị thiệt hại hoặc của người mà người bị thiệt hại phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nhà sản xuất không được giảm trách nhiệm đối với người bị thiệt hại khi người thứ ba cùng gây ra thiệt hại [dẫn theo 11, 86-89].
Đây là một trong những chế định quan trọng góp phần bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao tính cẩn trọng của người