Nghĩa vụ bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 44)

hàng hóa, dịch vụ

Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng của hàng hoá, dịch vụ được quy định tại Điều 14 – Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 và Điều 7 - Nghị định 55/2008/NĐ-CP. Theo đó, người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có

nghĩa vụ đảm bảo các tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết, thoả thuận với người tiêu dùng và phải đảm bảo đo lường hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật về đo lường. Trong trường hợp pháp luật quy định hàng hoá, dịch vụ phải công bố, đăng ký tiêu chuẩn và chất lượng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy thì người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện việc công bố, chứng nhận hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố hoặc đăng ký. Đối với những trường hợp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố tiêu chuẩn và chất lượng, người kinh doanh vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh, an toàn và pháp luật có liên quan khác. Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá, dịch vụ để đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trước khi cung ứng đến người tiêu dùng; phải kịp thời tiến hành các biện pháp khắc phục, xử lý và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường không đạt tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

Tuy nhiên, cả Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 và Nghị định 55/2008/NĐ-CP đều không quy định cụ thể về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng mà dẫn chiếu đến các quy định pháp luật khác: “…tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hoá, dịch vụ” (Khoản 5 - Điều 7 - Nghị định 55/2008/NĐ-CP).

* Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn: được quy định trong Luật Quy

chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật năm 2006 – văn bản thay thế tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành được ban hành kèm theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác. Theo quy định tại Điều 3 và Điều

6 của Luật này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mà sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn. Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ

công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường; công bố sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.

* Các quy định pháp luật về chất lượng hàng hoá: Quy định về nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ được quy định chủ yếu trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 có hiệu lực từ 1/7/2008 thay thế Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999.

Việc ban hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về chất lượng hàng hoá nói chung và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng nói riêng. Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ “là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá

đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” (Khoản 5 - Điều 3). Để đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đạo luật

này đã quy định khá cụ thể nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tương ứng với từng khâu của quá trình kinh doanh, cụ thể như sau:

Người sản xuất có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng

đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng

ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng; sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng v.v.

Người nhập khẩu có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất

lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có các biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dùng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập khẩu gây ra cho người tiêu dùng.

Người bán hàng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với

hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá do mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng;…

Pháp luật đưa ra các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng. Nhưng hiện nay, tình trạng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng đang tràn ngập thị trường, mà đặc biệt là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây bức xúc lớn cho người tiêu dùng. Tình hình kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra khá phức tạp. Diện hàng hoá bị làm giả, hàng kém chất lượng rất rộng, trong đó có các loại rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo, dược phẩm, mỹ phẩm, mũ bảo hiểm,… Hàng hoá không những không đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố (như sữa tươi nhưng thực chất là sữa bột; sữa nghèo đạm; thành phần chủ yếu của nhiều loại bột nêm, bột xương hầm, nước hầm xương lại chủ yếu là bột ngọt; mì ăn liền làm từ khoai tây nhưng chỉ có 1% là bột khoai tây; xăng pha aceton;…) mà thậm chí nhiều sản phẩm còn chứa các chất độc hại cho sức khoẻ của con người như sữa nhiễm melamine; nước tương nhiễm chất độc 3- MCPD; nước mắm chứa urê; kẹo chứa bột đá; rượu được sản xuất bằng cồn công nghiệp gây chết người; thịt gia súc, gia cầm chứa chất kích thích tăng trưởng; rau, củ, quả có dư lượng chất bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép nhiều lần;…

* Các quy định pháp luật về đo lường: Nghĩa vụ bảo đảm đo lường hàng hoá của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Đo lường năm 1999. Để bảo đảm công bằng và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp lệnh quy định nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong hoạt động đo lường (cân, đo, đong, đếm,...).

Để đảm bảo việc cân, đo, đong, đếm và các hoạt động đo lường khác được chính xác, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong việc định lượng hàng hoá, pháp luật có quy định bắt buộc người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng các phương tiện đo lường đã được kiểm định trong hoạt động

mua bán và giao nhận hàng hoá (Khoản 1- Điều 11). Phương tiện đo đạt yêu cầu quy định được mang dấu, tem kiểm định hoặc được cấp giấy chứng nhận kiểm định hoặc đồng thời được mang dấu tem kiểm định và được cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường (Điều 14). Do đó, nghiêm cấm người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sử dụng các phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định trong các trường hợp sau đây: Không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định; Dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực; Phương tiện đo sai, hỏng, không còn đạt yêu cầu quy định (Điều 15).

Bên cạnh nghĩa vụ sử dụng các phương tiện đo lường đã qua kiểm định, người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn có nghĩa vụ phải tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng có thể kiểm tra các phép đo và phương pháp đo (Điều 19). Trọng lượng của hàng hoá đóng gói sẵn phải được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu trách nhiệm đảm bảo hàng đóng gói sẵn đúng định lượng. Chênh lệch giữa lượng hàng hóa thực tế và lượng hàng hóa ghi trên bao bì không được vượt quá giới hạn cho phép được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định (Điều 20, 21).

Thực tiễn cho thấy người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên bị gian lận về cân, đo, đong, đếm. Việc cân, đo, đong, đếm sai, thiếu được diễn ra phổ biến ở hầu hết các chợ với nhiều thủ thuật tinh vi. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng gian lận còn diễn ra trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tính cước xe taxi và cả trong hàng đóng gói sẵn.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn ThS. Luật (Trang 44)