Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 89)

khoán và thị trường chứng khoán

Chế tài hành chính cần được quy định nghiêm khắc và chặt chẽ hơn. Như trên đã phân tích, thực trạng các quy định về bảo vệ nhà đầu tư nói riêng và bảo vệ sự vận hành minh bạch, sự phát triển lành mạnh của thị trường nói chung bị vi phạm tràn lan, thường xuyên, ngày càng nhiều có một lý do quan trọng là chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm còn quá nương nhẹ. Theo mức xử phạt quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa đối với việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK là 70.000.000 đồng. Theo ý kiến của đa số nhà đầu tư, đây là con số quá nhỏ bé đối với số lớn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Đặc biệt đối với các định chế tài chính lớn, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... thì mức phạt này không thấm tháp vào đâu so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc vi phạm. Bởi vậy, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK nói chung, đối với hành vi cản trở, xâm phạm quyền của nhà đầu tư trên TTCK nói riêng cần được đưa lên một mức hợp lý hơn, có tính chất răn đe nghiêm khắc hơn.

Trong Nghị định số 36/2007/NĐ-CP đã quy định ngoài biện pháp phạt tiền còn có các hành vi xử phạt bổ sung như tịch thu các khoản thu trái pháp luật do hành vi vi phạm mà có, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi trường hợp UBCKNN xử lý cho đến nay mới chỉ dừng ở hình thức phạt tiền, chưa có trường hợp nào UBCKNN tịch thu các khoản thu trái pháp luật (kể cả đối với các trường hợp xử phạt hành vi thao túng thị trường, hay công ty chứng khoán chèn lệnh khách hàng, cho khách hàng bán khống chứng khoán...), chưa yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc

84

phục hậu quả. Điều này cho thấy để các hình thức xử phạt bổ sung này được thực thi trên thực tế thì cần được quy định chi tiết, hợp lý hơn, ít nhất là phải quy định rõ các khoản lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm là khoản nào (toàn bộ các khoản thu do giao dịch nội gián, giao dịch lũng đoạn thị trường, hay khoản chênh lệch giá, các khoản phí môi giới, các khoản lãi do sử dụng tiền của nhà đầu tư không đúng mục đích....), cơ chế xác nhận các khoản lợi nhuận có được từ hành vi vi phạm như thế nào... Có như vậy, quy định này mới có tính khả thi, mới triển khai được trên thực tế và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)