Thực trạng bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 64)

2.2.2. Thực trạng bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư đầu tư

Từ góc độ quy định pháp lý, có thể thấy các quy định về công bố thông tin đã được ban hành khá chi tiết, đảm bảo mọi thông tin cần thiết đều được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho nhà đầu tư. Mặc dù vậy, theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (năm 2008), chỉ số về công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam đạt điểm 6 trên thang điểm 10, tức là ở mức trung bình, tương đương với các nước Trung Đông và Bắc Phi, cao hơn các nước Mỹ La tinh, các nước Nam Á. Trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, chỉ số công bố thông tin của Việt Nam xếp sau Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ (7 điểm), Indonesia (9 điểm) Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore (10 điểm), xếp trên Brunei (3 điểm), Campuchia (5 điểm). Xét trong các tiêu chí đánh giá về chỉ số công bố thông tin, mức độ nhanh chóng công bố thông tin đến các cổ đông và công bố ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam là bằng 0 (thang điểm từ 0 đến 2) [27]. Điều đó có nghĩa là, từ các quy định pháp lý đến thực tiễn là một khoảng cách còn khá xa.

59

Một điều tưởng chừng như đơn giản đối với tổ chức niêm yết là nghĩa vụ công bố các báo cáo tài chính định kỳ, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp cũng không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Mặc dù Nghị định 36 nói trên và Luật Chứng khoán đã quy định rõ, doanh nghiệp phải công bố báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp niêm yết chỉ công bố báo cáo tài chính tóm tắt, mà không công bố kèm thuyết minh báo cáo tài chính, khiến cho những nhà đầu tư không có chuyên môn về tài chính không hiểu bản chất của các số liệu được nêu trong báo cáo.

Một sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 7 năm 2008 là việc cổ phiếu của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) bị SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh tạm ngưng giao dịch kể từ phiên giao dịch ngày 11/7/2008 do hoạt động thua lỗ trong hai năm liên tiếp [21]. Điều đáng nói là, các nhà đầu tư không hề nắm được thông tin về hoạt động kinh doanh của BBT, thậm chí là tại phiên giao dịch ngày 10/7, giá cổ phiếu BBT vẫn tăng trần. Các phiên giao dịch trước ngày 11/7, cổ phiếu BBT vẫn được giao dịch với khối lượng lớn. Nhà đầu tư thực tế rất bất ngờ trước việc hôm trước tăng giá, hôm sau bị treo giao dịch này. Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân thứ nhất là từ phía Công ty niêm yết trong việc minh bạch thông tin. Báo cáo tài chính của BBT được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học AISC có quá nhiều điểm loại trừ, những "Khoản phải thu khác" không được giải thích cặn kẽ, không được lập trong bản thuyết minh báo cáo tài chính và công bố công khai cho nhà đầu tư. Bởi vậy, hiện nay (tháng 7/2008), HOSE đang làm việc với AISC để làm rõ các vấn đề này, xem xét có thể coi đây là việc che giấu thông tin hay không [25]. Nguyên nhân thứ hai chính là từ phía nhà đầu tư. Mặc dù bức xúc, mặc dù tiếc rẻ, nhưng nhà đầu tư cần phải hiểu rằng họ là người có trách nhiệm cuối cùng đối với quyết định đầu tư của chính mình. Có thể 9/10 nhà đầu tư mua cổ phiếu BBT trước ngày 11/7 hoàn toàn không đọc báo cáo tài chính của BBT, chỉ đơn giản là thấy rẻ thì mua. Nguyên nhân thứ

60

ba là từ phía HOSE. Việc BBT vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin (chậm nộp báo cáo tài chính) hoặc thông tin công bố có dấu hiệu không minh bạch, thì HOSE phải có động thái cảnh báo đến nhà đầu tư, hoặc chấn chỉnh lập tức hoạt động công bố thông tin của BBT và công bố để nhà đầu tư được biết. Còn hành động ngay lập tức ngừng giao dịch cổ phiếu BBT là quá đột ngột, không xét đến việc bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư đã giao dịch cổ phiếu BBT những phiên liền kề trước đó.

Nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ còn bị các tổ chức niêm yết công bố chểnh mảng như vậy, còn nghĩa vụ công bố thông tin bất thường thì việc vi phạm hầu như diễn ra hàng ngày. UBCKNN phải thường xuyên ra công văn nhắc nhở SGDCK, TTGDCK cảnh báo và yêu cầu các tổ chức niêm yết phải tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ này, nhưng kết quả hầu như không được như mong đợi.

Mặc dù không có con số thống kê chính thức, nhưng qua việc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy rằng khiếu nại của các nhà đầu tư về nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức niêm yết chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong số các khiếu nại về chứng khoán và TTCK nói chung.

Việc chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết, bên cạnh việc gây thiệt hại cho các cổ đông và nhà đầu tư do không kịp thời nắm bắt thông tin, còn là hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch nội gián. Không chỉ các doanh nghiệp chậm công bố thông tin, mà ngay cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trường cũng vi phạm nghĩa vụ này. Có thể kể đến một số trường hợp TTGDCK Hà Nội chậm trễ công bố thông tin gây bức xúc cho nhà đầu tư như sau:

- Công ty Thạch cao Xi măng đưa thông tin chia cổ tức năm 2006 16% và tăng vốn điều lệ năm 2007 từ ngày 5/1, nhưng đến ngày 12/1 TTGDCK Hà Nội mới đưa tin.

- Công ty Sông Đà 9 họp Hội đồng quản trị ra nghị quyết từ 12/1/2007 về việc chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu, trình đại hội đồng cổ đông kế hoạch

61

sản xuất kinh doanh và chia cổ tức 18% của năm 2007, giao Tổng giám đốc lập phương án chuyển từ sàn HASTC sang sàn HOSE. Đến 24/1/2007, HASTC vẫn chưa có thông báo.

- PTIC chốt quyền cổ tức trong hai ngày 18 và 19/1/2007. Mặc dù Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã thông báo về việc này từ ngày 12/1, nhưng đến ngày 19/1 HASTC mới có thông báo.

- Một số công ty in sách giáo khoa có phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được thưởng 1 cổ phiếu mới). HASCT không công bố thông tin [25].

Nhà đầu tư cho rằng, trong quá trình thông tin được doanh nghiệp chuyển lên HASTC để công bố, thì với thời gian công bố chậm trễ như trên rất có thể dẫn đến tình trạng các cán bộ, nhân viên của HASTC tiếp xúc với các nguồn tin này sẽ thực hiện giao dịch nội gián trước khi công bố thông tin đến công chúng đầu tư.

Lý giải về vấn đề này, Phó Giám đốc TTGDCK Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Quang Trung cho biết do lượng nhân sự của Trung tâm còn hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ, khâu xử lý thông tin lại hoàn toàn thủ công, ngoài ra cũng có một vài nguyên nhân khách quan khác như thất lạc công văn, giấy tờ… khiến cho việc công bố thông tin bị chậm trễ. Tuy nhiên, cũng theo ông Trung, việc quản lý, giám sát, bảo mật sao cho nguồn tin di chuyển trong nội bộ các phòng ban HASTC trước khi được công bố ra thị trường không bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch nội gián là rất khó [24]. Để khắc phục việc công bố thông tin chậm trễ, theo ông Trung, có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Các tổ chức có nghĩa vụ công bố thông tin phải xây dựng và công khai quy trình công bố thông tin;

- Các tổ chức niêm yết thực hiện tốt hơn công tác công bố thông tin, sao cho tin đưa đến các Sở, Trung tâm giao dịch chứng khoán là tin hoàn chỉnh, không cần thêm thời gian thẩm tra, chỉnh sửa thông tin;

62

- Áp dụng công nghệ thông tin vào việc công bố thông tin giữa các doanh nghiệp và các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trường;

- Nhà đầu tư, với tư cách cổ đông, chủ động trong việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cho mình;

Theo ghi nhận của UBCKNN, các doanh nghiệp chủ yếu vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin dưới các hình thức như sau [22]:

- Liên quan đến công bố báo cáo tài chính như chậm công bố báo cáo tài chính (các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty chứng khoán VNDirect, Công ty chứng khoán Việt Quốc), báo cáo tài chính có thông tin sai lệch gây ra sự hiểu lầm cho nhà đầu tư (Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn);

- Không công bố thông tin về giao dịch của cổ đông nội bộ: Đây là nghĩa vụ bị vi phạm nhiều nhất, thường xuyên nhất. Hầu như mỗi phiên giao dịch đều có người vi phạm nghĩa vụ này. Ví dụ, trong một ngày 26/12/2007, UBCKNN ban hành 9 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cổ đông nội bộ công ty niêm yết và người có liên quan do có hành vi vi phạm trong việc thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết mà không công bố thông tin theo quy định của pháp luật với mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngày 14/8/2007 UBCKNN cũng ký 5 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này.

- Các hành vi vi phạm khác, ví dụ như phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cán bộ, nhân viên của công ty hoặc phát hành cho đối tác chiến lược mà không thực hiện công bố thông tin bất thường, không báo cáo UBCKNN về kết quả của đợt phát hành (Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất Thành phố Hồ chí Minh, Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải, Công ty Cổ phần xây dựng COTECT), hồ sơ phát hành chứng khoán ra công chúng không có đầy đủ thông tin hoặc có thông tin sai lệch (Công ty Cổ phần lương thực Đà Nẵng,

63

Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn), không công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị (Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Chứng khoán Hà Nội).

Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ năm 2007, Thanh tra UBCKNN đã tổ chức đợt kiểm tra tình hình thực hiện công bố thông tin của một số công ty niêm yết. Căn cứ tài liệu, báo cáo kết quả kiểm tra, Thanh tra UBCKNN đã tổ chức tổng hợp, đánh giá chung về việc chấp hành các quy định về lập báo cáo và công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, cho thấy: nhìn chung các công ty đã có cố gắng trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, việc thực hiện công bố thông tin của các tổ chức niêm yết đã có sự tiến bộ rõ rệt và đang đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy: việc thực hiện lập báo cáo và công bố thông tin của các tổ chức niêm yết cũng còn bộc lộ những yếu kém, bất cập nhất định kể từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành [22]. Để việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty niêm yết ngày một tốt hơn, khắc phục yếu kém, tồn tại, Thanh tra UBCKNN đề nghị các công ty niêm yết lưu ý một số nội dung sau (theo nội dung của Công văn số số 176/TT ngày 28/6/2007 của Thanh tra UBCKNN về việc thực hiện công bố thông tin của các công ty niêm yết):

- Công ty niêm yết phải tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK. Các công ty phải sớm ban hành quy trình lập báo cáo và công bố thông tin phù hợp với đặc điểm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Trong quy trình phải quy định rõ về tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm của từng người có liên quan đến việc thực hiện công bố thông tin, cần quy định chi tiết, đảm bảo tính chặt chẽ, liên tục kiểm soát giữa các khâu trong quá trình lập báo cáo và công bố thông tin. Khi những người phụ trách công bố thông tin đi vắng hay thay đổi công việc thì phải có quy định bằng văn bản người thay thế để tiếp tục theo dõi và thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định.

64

- Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty cần phổ biến và quán triệt quy định công bố thông tin, giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ tại hội nghị Đại hội đồng cổ đông trong kỳ tới để cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng và cổ đông lớn thực hiện nghiêm túc quy định báo cáo, công bố thông tin trước và sau khi giao dịch theo đúng pháp luật; ngăn ngừa việc rò rỉ thông tin nội bộ, hoặc lợi dụng có được thông tin để tham gia vào hoạt động giao dịch nội gián, thao túng thị trường.

- Ban Lãnh đạo công ty cần có sự quan tâm thích đáng đến công tác lập báo cáo và công bố thông tin, cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia vào quá trình soạn thảo báo cáo và thực hiện công bố thông tin, đồng thời tạo điều kiện cho người công bố thông tin tham gia các khóa đào tạo về chứng khoán, TTCK, công bố thông tin và thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành. Các cán bộ phụ trách công bố thông tin cũng cần phải thông báo rõ địa chỉ, số điện thoại, email của mình để các tổ chức, cá nhân có liên quan tiện liên lạc.

- Công ty cần chủ động hơn trong việc thực hiện công bố thông tin bất thường, các thông tin phải công bố trong vòng 24h như các sự kiện xảy ra theo quy định hiện hành, các thông tin quan trọng, có giá trị và có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, tuân thủ quy định về nội dung và thời gian công bố thông tin, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.

- Công ty cần sớm triển khai việc thiết lập phương tiện công bố thông tin hiện đại, sử dụng website để thực hiện việc công bố thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu quả; công khai địa chỉ website theo quy định.

- Công ty lưu ý việc củng cố các tủ tài liệu, cặp hồ sơ, nơi bảo quản, lưu trữ báo cáo, tài liệu về công bố thông tin kể cả bằng văn bản và bằng file dữ liệu và tạo thuận lợi cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể dễ dàng tiếp cận, tham khảo và kiểm tra theo quy định của pháp luật.

65

- Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều thông tin chưa được thẩm định hoặc thông tin không chính thức về nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh, việc ký kết hợp đồng, v.v... của một số công ty niêm yết. Các công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí để xác nhận, giải thích hoặc công bố chính thức ra công chúng đảm bảo tính kịp thời, trung thực và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng đầu tư. Tổ chức công bố thông tin và kể cả cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm về các thông tin đăng tải và những người đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 64)