66 quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 260).

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 72)

quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 260).

Đối với việc bảo vệ tài sản đầu tư chứng khoán, Luật chứng khoán 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định một số vấn đề như sau:

Tổ chức lưu giữ toàn bộ chứng khoán niêm yết trên TTCKTT là Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Để bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư gửi giữ chứng khoán, Điều 56 Luật chứng khoán quy định:

Chứng khoán dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, các tài sản khác của khách hàng do Trung tâm Lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký quản lý là tài sản của chủ sở hữu và không được coi là tài sản của Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký. Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán của khách hàng gửi tại Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký để thanh toán các khoản nợ của Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký [8]. Điều luật này đã góp phần khẳng định mặc dù Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký nắm quyền chiếm giữ chứng khoán, nhưng quyền sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư là bất khả xâm phạm. Chứng khoán lưu ký luôn là tài sản của chủ sở hữu, và tổ chức lưu giữ chứng khoán không được lợi dụng quyền chiếm hữu của mình để sử dụng số chứng khoán này vào mục đích riêng. Nhằm bổ sung thêm về quyền tự định đoạt của nhà đầu tư đối với chứng khoán thuộc sở hữu của mình, Điều 57 của Luật Chứng khoán quy định thêm: "Trung tâm lưu ký chứng khoán và thành viên lưu ký có trách nhiệm bảo mật các thông tin liên quan đến sở hữu chứng khoán của khách hàng, từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tài sản của khách hàng mà không có sự đồng ý của khách hàng" [8]. Việc phong tỏa, cầm giữ tài khoản của khách hàng là hành vi làm cản trở việc thực hiện quyền chủ sở hữu của nhà đầu tư, có khả năng gây thiệt hại về mặt tài chính cho khách hàng. Việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển chứng khoán trong tài

67

khoản của nhà đầu tư chỉ được thực hiện khi có lệnh của nhà đầu tư, hoặc trong trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên TTCKTT chủ yếu liên quan đến các công ty chứng khoán với tư cách là nhà môi giới, là nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, đặt lệnh giao dịch chứng khoán. Để bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư trong mối quan hệ với công ty chứng khoán, Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán như sau:

-Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán;

-Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty [8, Điều 71]

Việc quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư là để phục vụ hai mục đích: thứ nhất, tránh việc nhầm lẫn trong hạch toán tài khoản của các nhà đầu tư với nhau; thứ hai, để nhà đầu tư dễ dàng kiểm tra số dư tài khoản

của mình, gián tiếp tạo điều kiện thực hiện quyền tự bảo vệ tài sản đầu tư. Quy định về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, việc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư là quy định mới của Luật Chứng khoán 2006. Trước đây, tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ và Nghị định số 144/2003/NĐ-CP chưa có quy định về vấn đề này, dẫn đến việc công ty chứng khoán không chủ động được trong việc bồi thường cho khách hàng, dẫn đến nhà đầu tư bị thiệt thòi trong các trường hợp quyền sở hữu tài sản đầu tư bị xâm hại. Tuy nhiên, dù nay đã được pháp luật ghi nhận, nhưng quy định này hiện chưa được thực thi nhiều trên thực tế. Ở Việt Nam hiện nay có trên 60 công ty chứng khoán hoạt động, nhưng mới có duy nhất một công ty thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty là Công ty

68

Chứng khoán Đại Việt. Thực tế này xuất phát từ hai nguyên nhân, thứ nhất là bản thân các công ty chứng khoán chưa quan tâm đến nghĩa vụ này, mà luật pháp lại không có quy định chế tài tương ứng khi các công ty chứng khoán vi phạm quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Thứ hai là các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam còn đang dè dặt trong việc cung cấp dịch vụ này, bởi đây là một sản phẩm bảo hiểm rất mới mẻ, lại có độ rủi ro cao trong bối cảnh TTCK còn sơ khai như ở Việt Nam (hệ thống đường truyền lạc hậu, hay gặp sự cố kỹ thuật, mới đây nhất là ngày 27, 28, 29/5/2008, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh phải ngừng giao dịch 3 ngày do lỗi hệ thống; nhân sự các công ty chứng khoán còn chưa chuyên nghiệp nên hay mắc lỗi nghiệp vụ dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư).

Liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với số dư tiền có trong tài khoản giao dịch chứng khoán, kể từ khi TTCKTT đi vào hoạt động, tiền đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư luôn được gửi trực tiếp tại công ty chứng khoán, hạch toán chung vào tài khoản giao dịch chứng khoán cùng với chứng khoán thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Bởi vậy nên mới có quy định như tại Điều 71 Luật Chứng khoán nêu trên về nghĩa vụ của công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền của nhà đầu tư với tiền của công ty chứng khoán để tránh việc công ty chứng khoán sử dụng tiền của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc công ty chứng khoán trực tiếp nhận tiền gửi của nhà đầu tư, quản lý tiền gửi của nhà đầu tư có sự mâu thuẫn với nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán không được thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng, chỉ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán. Bởi vậy, việc công ty chứng khoán quản lý tiền của nhà đầu tư chứng khoán là có sự mâu thuẫn với quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. Thêm nữa, việc công ty chứng khoán quản lý tiền của nhà đầu tư gây ra cho nhà đầu tư một thiệt thòi về lãi suất tiền gửi. Nếu tiền này do ngân hàng quản lý, nhà đầu tư luôn được hưởng lãi, ít nhất là theo lãi suất không kỳ hạn. Nhưng trong

69

trường hợp tiền này do công ty chứng khoán quản lý, việc nhà đầu tư có được hưởng lãi hay không, với lãi suất như thế nào lại phụ thuộc vào thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Trên thực tế nhiều nhà đầu tư không chú ý đến vấn đề này, dẫn đến hệ quả là nhiều công ty chứng khoán cũng tảng lờ nghĩa vụ trả lãi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, việc công ty chứng khoán được quyền quản lý tiền của nhà đầu tư cũng dẫn đến tình trạng lợi dụng tiền của nhà đầu tư vào các mục đích riêng của công ty chứng khoán, ví dụ, tự trích xuất tiền của nhà đầu tư để thanh toán các giao dịch mua bán tự doanh của chính công ty chứng khoán; hoặc khi công ty chứng khoán cần vay vốn mà không có tài sản đảm bảo, công ty sẽ cầm cố tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư (tài khoản tổng), trên cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽ cấp cho công ty một khoản tín dụng với hạn mức dựa trên cơ sở số dư trên tài khoản tổng số tiền gửi của các nhà đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán. Mặc dù nhà đầu tư không thể biết về hành vi vi phạm này của công ty chứng khoán, nhưng đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ về việc không được sử dụng được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác, đồng thời nó sẽ gây thiệt hại cho khách hàng khi mà công ty chứng khoán không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo là số dư tiền trong tài khoản của nhà đầu tư.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán đã có quy định về việc công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng. Theo đó, khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn (Điều 32 Quyết định 27). Khi thực hiện giao dịch mua chứng khoán, nhà đầu tư mới chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng vào tài khoản giao dịch chứng khoán để đảm bảo đủ số tiền ký quỹ mua chứng khoán. Phương thức kết nối tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư như vậy có tính chất tương đối thủ công. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nên hầu hết

70

các công ty chứng khoán hiện nay đang làm theo cách này. Một số công ty như Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Á Châu (ACBS), Công ty Chứng khoán Hướng Việt (Morgan Stanley Gateway Securities Co,), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHBS)... thì sử dụng phương pháp ưu việt hơn, là kết nối trực tiếp giữa hai hệ thống tài khoản, khi khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán tại công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có yêu cầu ngân hàng quản lý tài khoản tiền gửi phong tỏa số tiền mua chứng khoán tương ứng, sau đó khi có kết quả khớp lệnh thì làm lệnh thanh toán hoặc lệnh giải phóng phong tỏa số tiền này cho nhà đầu tư, tức là giảm đi một thủ tục mà nhà đầu tư phải làm là làm lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi vào tài khoản chứng khoán.

Việc chuyển tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư về cho ngân hàng quản lý giúp hạn chế các hành vi xâm hại của các công ty chứng khoán đối với số dư tiền gửi đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, pháp luật chứng khoán còn đặt ra một số quy định cụ thể như:

* Các quy định pháp luật về việc tăng vốn điều lệ:

Như trên đã phân tích, việc tăng vốn điều lệ luôn làm giảm giá trị số cổ phiếu mà cổ đông hiện hữu đang nắm giữ. Bởi vậy, pháp luật chứng khoán quy định khá chặt chẽ về thủ tục tăng vốn điều lệ đối với các công ty đang niêm yết, cụ thể, Luật Chứng khoán 2006 quy định như sau:

Điều kiện để được chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ (Điều 12 Luật Chứng khoán):

- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm chào bán ít nhất là 10 tỷ đồng; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm chào bán phải có lãi; Không có lỗ lũy kế tính đến năm chào bán;

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 72)