Quy định của pháp luật chứng khoán về bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 60)

cung cấp thông tin của nhà đầu tư

Quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư được Luật Chứng khoán 2006 ghi nhận như là một trong các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK. Điều 4 Luật Chứng khoán ghi nhận nguyên tắc "Công bằng, công

khai, minh bạch". Điều 9 Luật Chứng khoán về các hành vi bị cấm trong hoạt

động chứng khoán và TTCK quy định 4 nhóm hành vi bị cấm, trong đó có ba nhóm hành vi liên quan đến quyền thông tin, bao gồm:

-Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

-Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.

-Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ [8].

Cụ thể hóa nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường trong Luật Chứng khoán, Thông tư số 38/2007/TT-BCT của Bộ Tài chính được ban hành ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán trong lĩnh vực công bố thông tin nhằm đảm bảo sự vận hành minh bạch của thị trường và

55

bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư với các quy định như sau. - Đối tượng công bố thông tin

Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK, TTGDCK và các cá nhân liên quan là đối tượng phải công bố thông tin định kỳ hoặc bất thường theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc của việc công bố thông tin là kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.

* Công bố thông tin của tổ chức niêm yết

+ Công bố thông tin định kỳ

Tổ chức niêm yết phải định kỳ công bố các thông tin sau đây: - Báo cáo tài chính năm

- Báo cáo tài chính quý

+ Công bố thông tin bất thường

Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi xảy ra một trong số các sự kiện sau:

- Công ty bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm (10%) vốn chủ sở hữu trở lên

- Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;

- Tạm ngừng kinh doanh;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

- Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật doanh nghiệp (bao gồm: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (ii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn

56

nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty).

- Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật Doanh nghiệp;

- Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.

Tổ chức niêm yết phải công bố công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai (72) giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

- Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm (30%) vốn thực có trở lên;

- Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

- Công ty nhận được thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi công bố thông tin bất thường, tổ chức niêm yết phải nêu rõ nội dung thông tin, nguyên nhân xảy ra sự kiện, kế hoạch và các giải pháp khắc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 60)