74thành 2.000 cổ phần;

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 80)

thành 2.000 cổ phần;

- Khách hàng đặt bán 200 cổ phần, nhân viên môi giới nhập lệnh bán 200 cổ phần nhưng hệ thống truyền lệnh từ công ty chứng khoán vào sàn bị lỗi truyền lệnh của nhà đầu tư thành 2 lần (được gọi là lỗi double), khiến cho lệnh của nhà đầu tư tại hệ thống giao dịch của SGDCK/ TTGDCK trở thành bán 400 cổ phần;

Với hai hiện tượng này, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quy định cách thức xử lý (sửa lỗi) là yêu cầu các công ty chứng khoán chuyển các lệnh mua bán sai thành lệnh tự doanh của chính công ty chứng khoán. Nhưng trên thực tế, các công ty chứng khoán có nhiều hơn một biện pháp để xử lý, đó là: thuyết phục nhà đầu tư chấp nhận kết quả giao dịch; nếu nhà đầu tư không chấp nhận kết quả giao dịch này, sẽ sử dụng một tài khoản khác để thực hiện các lệnh mua bán đối ứng nhằm sửa sai (tài khoản này có thể của khách hàng thân thiết, hay tài khoản của chính nhân viên công ty chứng khoán), nếu không sử dụng được cả hai biện pháp nêu trên, thì mới sử dụng đến biện pháp thứ ba là sửa lỗi vào tài khoản tự doanh của công ty chứng khoán. Với các giao dịch bị lỗi do sự cố kỹ thuật và sự bất cẩn của nhân viên công ty chứng khoán như nêu trên, cho đến nay đều được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán.

- Tiền và chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư bị hao hụt mà không do nhà đầu tư đặt lệnh mua bán chứng khoán: Tháng 3/2008, tại sàn giao dịch chứng khoán VCBS, một nhà đầu tư đã khiếu nại về việc bị thất thoát chứng khoán có trong tài khoản. Theo bản kê số dư tài khoản ngày 18/3 mà nhà đầu tư này in và lưu giữ lại thì có 1.800 cổ phiếu S55, nhưng đến ngày 21/3, khi sao kê tài khoản thì chỉ còn 1.600 cổ phiếu, mà trong suốt thời gian từ 18/3 đến 21/3 nhà đầu tư này không thực hiện bất kỳ giao dịch bán chứng khoán nào. Sau khi kiểm tra, công ty trả lời khiếu nại của nhà đầu tư là có sự thiếu hụt chứng khoán là do lỗi hệ thống, nên nhân viên không hạch toán

75

được 200 cổ phiếu vào tài khoản của nhà đầu tư. Đến ngày 22/3, nhà đầu tư đã kiểm tra thấy đầy đủ 1.800 cổ phiếu S55 trong tài khoản của mình. Điều này cho thấy trong trường hợp cụ thể này, nhà đầu tư đã thực hiện thành công quyền truy đòi tài sản thuộc sở hữu của mình, nhưng đồng thời cũng cho thấy một hiện tượng tiêu cực khác là quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư có thể dễ dàng bị xâm hại như thế nào tại các công ty chứng khoán.

- Quản lý tiền gửi của nhà đầu tư: Theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và quản lý tiền gửi của nhà đầu tư, bởi vậy việc các công ty chứng khoán sử dụng trái phép tiền của nhà đầu tư đã được hạn chế. Theo Quyết định 27 thì từ ngày 1/10/2007, các công ty chứng khoán phải chuyển toàn bộ tiền của nhà đầu tư sang cho ngân hàng quản lý. Tuy nhiên, do việc kết nối hệ thống ngân hàng và chứng khoán còn chưa hoàn thiện, điều kiện cơ sở hạ tầng và vấn đề chi phí khiến nhiều công ty chứng khoán gặp trở ngại trong việc này. Bởi vậy, mới đây UBCKNN đã gia hạn thời hạn hoàn tất việc chuyển tiền của nhà đầu tư từ công ty chứng khoán sang ngân hàng đến ngày 1/10/2008.

- Hành vi thao túng thị trường: Mặc dù bị coi là hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán, gây nên ảnh hưởng xấu đến thị trường nói chung và các nhà đầu tư khác nói riêng, nhưng hành vi thao túng thị trường lại khó bị phát hiện, do đó việc xử lý vi phạm này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Từ nửa cuối năm 2007 đến nay, nhiều nhà đầu tư cho rằng đã có những giao dịch thao túng thị trường. Thực tế trên thị trường trong mấy tháng qua hàng loạt cổ phiếu blue-chip như REE, FPT, SAM, SSI... được bán ra với khối lượng rất lớn trong nhiều phiên liên tục với giá sàn, kéo theo làn sóng xả hàng ồ ạt của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, ít vốn đã phải vay tiền ngân hàng từ năm 2007 để chơi cổ phiếu. Làn sóng xả hàng càng mạnh hơn khi hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần giải chấp cổ phiếu cầm cố nhất là hiện nay, vốn huy động của nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và ngân hàng mới chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên

76

ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Hậu quả là giá hàng loạt cổ phiếu tốt đã xuống dốc không phanh, hiện chỉ bằng 1/3 mức giá thời hoàng kim vào tháng 3/2007. Nhiều nhà đầu tư lâu năm cho rằng một số "đại gia" đã tận dụng những đợt sóng liên tục của những thông tin xấu như giá vàng, dầu liên tục tăng kỷ lục, lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ, kinh tế Mỹ suy thoái, TTCK toàn cầu tụt dốc... để ghìm giá cổ phiếu xuống mức thấp bất ngờ, làm cho hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ lớn, bán tháo cổ phiếu và bây giờ là thời điểm họ âm thầm và từ từ mua vào [25]. Thực tế giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy những lời bàn cãi trong giới đầu tư về giao dịch thao túng thị trường là có thật. Thời gian qua, sau một thời gian kiểm soát gắt gao, UBCKNN đã xử lý được một số vụ có dấu hiệu là thao túng thị trường. Vụ việc đầu tiên mà UBCKNN xử lý là vào ngày 30/5/2007 đối với giao dịch thao túng thị trường của bà Nguyễn Diễm Phương Khanh, nhà đầu tư tại sàn giao dịch Công ty chứng khoán Sacombank. Bà Khanh đã bán theo phương thức giao dịch thỏa thuận khối lượng rất lớn chứng khoán niêm yết với một công ty đầu tư (mà theo giải trình của bà Khanh là với mục đích góp vốn thành lập công ty đầu tư đó). Giao dịch thỏa thuận do bà Khanh thực hiện đã khiến cho khối lượng giao dịch các chứng khoán có liên quan tăng vọt, tạo ra sức cầu đột biến đối với các chứng khoán đó. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư khác nhầm lẫn về nguyên nhân tăng giá đột biến của các chứng khoán này và có hành vi mua bán theo. Hành vi này của bà Khanh đã bị UBCKNN xử phạt 30.000.000 đồng [22].

Kể từ sau đó, UBCKNN thường xuyên ghi nhận các tài khoản có giá trị giao dịch đột biến trong từng phiên giao dịch, hoặc có hành vi mua đi bán lại một loại cổ phiếu nào đó liên tục trong nhiều phiên giao dịch. UBCKNN đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm sau đó. Nổi bật trong thời gian qua là việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường của ông Trương Đình Khởi, nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán ACBS. Trong thời gian từ ngày 28/1/2008 đến ngày 22/2/2008, ông Khởi đã liên tục đặt lệnh mua bán cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) với tần suất và khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng lớn trên

77

khối lượng giao dịch toàn thị trường. Các giao dịch này đã tạo ra mức giá đóng cửa và mở cửa mới cho cổ phiếu STB trên thị trường, gây biến động giá cho STB và chỉ số VNIndex. Theo quy định của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP và Thông tư số 97/2007/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, hành vi của ông Khởi là hành vi giao dịch thao túng TTCK, theo đó ông Khởi bị phạt tiền 50.000.000 đồng đối với hành vi "Thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo", phạt tiền 50.000.000 đồng đối với hành vi "Kết hợp hoặc sử dụng các phương thức giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán" [22].

Mặc dù hết sức nỗ lực trong việc tìm, ngăn chặn và xử phạt các hành vi thao túng thị trường, nhưng UBCKNN, cũng như các Sở và TTGDCK đều phải thừa nhận rằng, việc phát hiện ra hành vi thao túng thị trường là rất khó. Đặc biệt khó phát hiện và xử lý các hành vi thao túng giá chứng khoán trong tình huống nhà đầu tư mở nhiều tài khoản đứng tên nhiều người ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Theo quy định của pháp luật, mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản tại một công ty chứng khoán duy nhất. Đồng thời, luật cũng quy định nhà đầu tư không được mua và bán cùng một loại chứng khoán trong một phiên giao dịch. Quy định này có ý nghĩa hạn chế việc nhà đầu tư mua bán liên tục một loại chứng khoán gây rối loạn thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể lách luật bằng cách mở nhiều tài khoản, đứng tên nhiều người tại một hoặc nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Trong một phiên giao dịch, nhà đầu tư có thể điều khiển hành vi mua, bán chứng khoán trên tất cả các tài khoản đó. Thanh tra UBCKNN khó có thể phát hiện, nếu có phát hiện cũng khó có thể quy các giao dịch này về hành vi thao túng giá chứng khoán, tạo ra cung cầu giả tạo.

Ngoài ra, các nhà đầu tư trên thị trường còn yêu cầu UBCKNN khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng giá chứng khoán cần phải nêu rõ hành vi thông đồng, cấu kết, tạo cung cầu giả tạo như thế nào, để các nhà đầu tư khác nhận diện được các hành vi tương tự, góp phần làm trong sạch các hoạt động của thị trường.

78

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với việc xâm hại quyền sở hữu của nhà đầu tư hiện nay thực tế chỉ như hạt muối bỏ bể, không tương ứng với mức độ vi phạm xảy ra trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)