Quyền được cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 28)

Thị trường chứng khoán có thể nói là một thị trường của những thông tin. Khác với thị trường hàng hóa thông thường, giá của các loại cổ phiếu trên thị trường không phụ thuộc vào giá do người bán đưa ra mà phụ thuộc chủ yếu vào các thông tin liên quan đến cổ phiếu, công ty niêm yết, tình hình chung của nền kinh tế và nhu cầu của thị trường. Dựa vào nguồn tin có được,

23

các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết, định giá cổ phiếu và ra các quyết định mua bán chứng khoán theo mức giá mà họ kỳ vọng. Chính vì vậy, nếu thông tin không đầy đủ, hoặc thông tin sai lệch, không chính xác hoặc không có thật thì mọi đánh giá của nhà đầu tư trở thành vô nghĩa, không những thế có thể dẫn đến các quyết định sai lầm, gây thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư.

Quyền thông tin được hiểu là nhà đầu tư có quyền tiếp cận các nguồn thông tin của thị trường với các nguyên tắc: Cân xứng, đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, trong đó:

- Thông tin cân xứng (hay còn gọi là thông tin bình đẳng): Được hiểu là bất kể nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân, quy mô vốn lớn hay nhỏ, mới tham gia hay đã tham gia lâu vào thị trường, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn… đều có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tiếp cận các thông tin thị trường. Không ai có quyền sử dụng các lợi thế của mình để tiếp cận thông tin trước khi được công bố rộng rãi ra công chúng.

- Thông tin đầy đủ: Được hiểu là nhà đầu tư được quyền tiếp nhận đầy đủ thông tin để đánh giá được tình hình TTCK nói chung, tình hình hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Thông tin đầy đủ về một doanh nghiệp được hiểu là các thông tin về tài chính, nhân sự, thông tin về hệ thống quản trị, điều hành, kiểm soát, thông tin về tái cấu trúc doanh nghiệp, các thông tin về tố tụng… Thông tin đầy đủ về tổng quan thị trường được hiểu là các thông tin về giá, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch, giao dịch của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách vĩ mô liên quan đến sự phát triển của thị trường... Thường thông tin đầy đủ phải bao gồm cả thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và các kế hoạch phát triển trong tương lai.

- Thông tin chính xác: Được hiểu là các thông tin công bố tới nhà đầu tư phải đúng sự thật, phản ánh đúng các sự kiện diễn ra. Mọi hành vi cắt xén, thêm bớt, làm sai lệch thông tin đều coi là vi phạm nguyên tắc này.

24

- Thông tin nhanh chóng, kịp thời: Thông tin chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định. Bởi vậy, thông tin được công bố tới nhà đầu tư phải kịp thời. Đặc biệt, đối với việc đầu tư chứng khoán, các thông tin phải được cung cấp kịp thời cho nhà đầu tư để đảm bảo hai mục đích, thứ nhất để nhà đầu tư nhanh chóng ra quyết định đầu tư, thứ hai, để ngăn chặn giao dịch nội gián.

Để đảm bảo đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần và phải nắm bắt được những thông tin quan trọng khi quyết định đầu tư như sau:

Thông tin về doanh nghiệp niêm yết: Nhà đầu tư cần biết khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định giá cũng như khả năng sinh lời của cổ phiếu mà mình muốn đầu tư. Giá của một loại cổ phiếu trên thị trường được hình thành dựa trên hai yếu tố là giá trị nội tại của doanh nghiệp gồm các loại tài sản của doanh nghiệp, khả năng kinh doanh và quy luật cung cầu của thị trường về cổ phiếu đó. Trong đó, yếu tố giá trị nội tại của doanh nghiệp đóng vai trò là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá giá trị của cổ phiếu nhưng các nhà đầu tư không thể tự mình tiếp cận một cách đầy đủ, chính xác các thông tin này mà phải thông qua quá trình công bố thông tin của các doanh nghiệp. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng của các doanh nghiệp khi niêm yết tại TTCKTT là việc công khai và minh bạch hóa thông tin. Việc công bố thông tin được thể hiện qua các bản cáo bạch khi niêm yết, phát hành chứng khoán, báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. Những tài liệu này thể hiện gần như đầy đủ thông tin về tình trạng "sức khỏe" tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư quan tâm, như các chỉ số tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, số thuế phải nộp, lãi cơ bản trên cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, khả năng thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận... Phụ thuộc vào chiến lược đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, nhà đầu tư phải nghiên cứu báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng hay hàng quý của doanh nghiệp. Để tăng độ tin cậy, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi công bố đến công chúng và các cơ quan quản lý thường phải được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán độc lập được chấp thuận. Cùng với tổ chức niêm yết, đơn vị kiểm

25

toán độc lập cũng phải chịu trách nhiệm về tính minh bạch, chính xác của các báo cáo tài chính này.

Bên cạnh việc công bố các thông tin theo định kỳ doanh nghiệp niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin khi có các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các thông tin bất thường bao gồm việc tổn thất tài sản, tạm ngừng kinh doanh, bị thu hồi giấy phép hoạt động, các quyết định liên quan đến việc mua lại cổ phiếu quỹ, chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, các quyết định khởi tố thành viên ban lãnh đạo, các kết luận của cơ quan quản lý về việc vi phạm pháp luật thuế, các quyết định liên quan đến chào bán công ty, hợp nhất, sáp nhập [1]... Đặc biệt, thông tin về giao dịch của cổ đông nội bộ có ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình giao dịch và giá cổ phiếu trên thị trường. Những người thực hiện quyền quản trị, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp là những người nắm rõ tình hình hoạt động cũng như các biến động có thể có về giá cổ phiếu. Bởi vậy, giao dịch cổ phiếu của họ cần được công bố rộng rãi để công chúng đầu tư có thể dựa vào đó đánh giá không chỉ về mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp của chính các cổ đông nội bộ này, mà còn đánh giá về các biến động tương lai có thể có của cổ phiếu, cũng như có ý nghĩa phòng chống giao dịch nội gián.

Thông tin của các tổ chức trung gian (Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ, Quỹ đầu tư, Công ty đầu tư chứng khoán): Các tổ chức trung

gian thị trường như các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán... là các tổ chức cung cấp cho nhà đầu tư các dịch vụ trung gian như môi giới, ủy thác, quản lý danh mục đầu tư. Là các định chế tài chính lớn, với vị trí là thành viên của các trung tâm, sở giao dịch chứng khoán, đồng thời là vai trò của nhà tạo lập thị trường (market maker), các tổ chức trung gian này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Khi nhà đầu tư ký gửi tài sản của mình qua các định chế này, thì các tổ chức này có thể là người quản lý tài sản, có thể là người môi giới, hay có thể là người được ủy

26

quyền giao dịch…, tức là những người có thể mang đến lợi nhuận hoặc thua lỗ tài sản của nhà đầu tư. Bởi vậy, nhà đầu tư cần biết các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức này.

Thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trường (SGDCK, TTGDCK, TTLK): Các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trường như Sở giao dịch,

Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký, Ngân hàng chỉ định thanh toán… là bộ phận cấu thành quan trọng của TTCKTT, có vai trò là nơi tập hợp và xử lý các giao dịch mua bán. Thông tin từ các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trường giúp cho nhà đầu tư nắm được tình hình chung của thị trường, các diễn biến tăng giảm giá, khối lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch của từng loại cổ phiếu, qua đó có thể đánh giá được xu hướng giao dịch của thị trường, giúp nhà đầu tư có thêm thông tin để ra quyết định đầu tư.

Thông tin của cơ quan quản lý nhà nước (UBCKNN, Bộ Tài chính):

Ngoài ra, các nội dung liên quan đến thay đổi chính sách, việc ban hành các quy định pháp luật mới có liên quan đến TTCK nói chung hay liên quan đến ngành nghề kinh doanh đặc thù của từng doanh nghiệp nói riêng cũng là nguồn thông tin mà nhà đầu tư cần quan tâm. Ở Việt Nam, rủi ro chính sách là loại rủi ro thường xuyên xảy ra, và gây ảnh hưởng mạnh đến tài sản của nhà đầu tư cũng như tâm lý của họ. Mọi tác động của chính sách vĩ mô đều khiến thị trường tăng hoặc giảm theo một biên độ rất mạnh. Bởi vậy, xét từ góc độ chủ thể của thị trường, thì Nhà nước (nói cách khác là các cơ quan quản lý nhà nước) cũng là đối tượng phải công bố thông tin.

Ngoài việc tiếp cận các thông tin do được cung cấp, nhà đầu tư còn có thể tự thu thập thông tin bằng cách tiếp cận qua những kênh không chính thức như các bài báo, các bài nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, dự báo… Nhà đầu tư có thể tự mình hoặc nhờ chuyên gia phân tích và tổng hợp thông tin trên cơ sở các thông tin gốc (thông tin thô) do tổ chức niêm yết hoặc các định chế thị trường cung cấp, để từ đó rút ra các đánh giá, dự báo, kết luận về xu hướng thị trường, xu hướng tăng giảm giá chứng khoán... Tuy nhiên, đây là nguồn

27

thông tin phái sinh, công ty niêm yết, các tổ chức trung gian và cung cấp dịch vụ thị trường hay cơ quan quản lý nhà nước không chịu trách nhiệm về các nguồn thông tin không chính thức này.

Quyền được thông tin của nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của TTCK như:

- Minh bạch hóa thông tin, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường. Như trên đã nói, TTCK được coi là thị trường của thông tin. Khi nguồn

thông tin được cung cấp đến nhà đầu tư nhanh chóng, chính xác, đủ độ tin cậy thì mức độ minh bạch của thị trường được nâng lên. Yếu tố thông tin thị trường càng minh bạch bao nhiêu thì thị trường càng phát triển lành mạnh bấy nhiêu. Độ minh bạch của thị trường sẽ dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Đặc biệt, độ minh bạch của thị trường là yếu tố hấp dẫn sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế, là đối tượng có nguồn tài chính dồi dào, vững mạnh nhưng lại được coi là hạn chế hơn trong việc tiếp cận thông tin hơn so với các nhà đầu tư trong nước.

Sở dĩ các TTCK như New York, London, Tokyo, Hong Kong thành công là vì một lý do rất đơn giản: họ xây dựng được lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế về một thị trường trung thực và có hệ thống pháp luật đủ mạnh để răn đe và trừng phạt các đối tượng trục lợi từ thị trường. Nhà đầu tư khi tham gia vào các thị trường này được đảm bảo tiếp cận các nguồn tin cân xứng, bình đẳng và chân thực, bởi vì quyền này được quy định chặt chẽ rõ ràng và có hệ thống chế tài đủ mạnh để bảo đảm quyền đó cho họ. Niềm tin của nhà đầu tư vào sự minh bạch của thị trường là bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của bất kỳ thị trường nào.

- Ngăn ngừa giao dịch nội gián

Các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin, bên cạnh ý nghĩa cung cấp thông tin để giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư đúng đắn, còn có ý nghĩa làm hạn chế tác động tiêu cực của các giao dịch nội gián. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

Theo Từ điển Wikipedia, giao dịch nội gián được hiểu là:

Giao dịch của những người có khả năng tiếp cận được các nguồn thông tin nội bộ của doanh nghiệp mà chưa được công bố. Ở một số quốc gia, giao dịch này được coi là hợp pháp nếu được thực hiện theo cách thức mà các lợi ích của thông tin nội bộ không bị lợi dụng. Tuy nhiên, thuật ngữ này chủ yếu được dùng để chỉ hành vi bất hợp pháp, theo đó người có khả năng tiếp cận được các nguồn thông tin nội bộ đã sử dụng các thông tin này từ quá trình thực thi công việc của mình, phá vỡ các cam kết về bảo mật để dựa vào các thông tin này nhằm đầu tư cổ phiếu [29].

Theo luật pháp Hoa Kỳ, người biết thông tin nội bộ (insider) được bao gồm nhân viên, ban giám đốc, các chủ nợ hoặc người nắm giữ từ 10% cổ phiếu của công ty trở lên. Các giao dịch của những người này dựa trên các thông tin quan trọng chưa được công bố của công ty sẽ bị coi là bất hợp pháp khi họ vi phạm nghĩa vụ bảo mật và lợi dụng lòng tin của các cổ đông đã trao thẩm quyền cho họ. Khi những người này nhận trách nhiệm từ các cổ đông theo quan hệ lao động, họ đã phải cam kết sẽ đặt lợi ích của cổ đông lên trên lợi ích của cá nhân họ. Khi thực hiện các giao dịch nội gián, những người này đã vi phạm thỏa thuận mà họ đã cam kết với cổ đông [29].

Giao dịch nội gián thường được diễn ra theo nhiều cấp độ, từ việc mua bán trực tiếp đến việc che đậy bằng các hình thức hết sức tinh vi như che giấu qua giao dịch của người ủy thác, người chỉ định, qua công ty con được thành lập ở nước ngoài… Bởi vậy, theo luật pháp Hoa Kỳ, "người biết thông tin nội bộ" không chỉ là những người quản lý và cổ đông lớn, mà còn bao gồm bất kỳ người nào giao dịch cổ phiếu dựa vào các thông tin chưa được công bố [29], có nghĩa là kể cả bạn bè, người thân của những người nắm được nguồn tin nội bộ cũng có thể trở thành người thực hiện giao dịch nội gián.

Hiện nay trên thế giới vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh tính hợp pháp hay bất hợp pháp của giao dịch nội gián. Mặc dù đạo luật về ngăn chặn giao

29

dịch nội gián của Nhật được ban hành từ năm 1988, nhưng cho đến nay, nhiều người Nhật vẫn không hiểu tại sao giao dịch này lại bị coi là bất hợp pháp. Theo họ, về mặt nhận thức chung, đó chỉ đơn giản là kiếm tiền từ những thông tin mà mình có được (trực tiếp hoặc gián tiếp). Một số nhà kinh tế học như Milton Friedman (nhà kinh tế học người Mỹ, được giải Nobel Kinh tế năm 1976) và nhà luật học như Henry Manne (Giáo sư trường Đại học George Manson - Hoa Kỳ, được coi như người sáng lập ra học thuyết về vệc áp dụng các phương pháp kinh tế để nghiên cứu luật pháp, hay còn gọi là

economic analysis of law) cho rằng các quy định pháp lý coi giao dịch nội

gián là bất hợp pháp là vô lý, cần phải được bãi bỏ. Họ cho rằng, các giao dịch nội gián mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư bằng cách tiếp cận trước các thông tin mà sau đó cũng được công bố ra thị trường, mà nếu việc thực hiện này được coi là hợp pháp thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải nhanh chóng công bố các thông tin ra công chúng. Họ cũng đặt ra câu hỏi tại sao những giao dịch tương tự trong lĩnh vực bất động sản, hay bất kỳ loại hàng hóa nào

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam (Trang 28)