II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
1. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Doanh
1.2.5. Thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp
Nhật Minh
Bảng 2.7: Sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu của công việc
Mức độ
Cán bộ
quản lý Công nhân Số lượng Số lượng % 1. Rất phù hợp 5 29 58 2. Tương đối phù hợp 3 16 32 3. ít phù hợp - 5 10 4. Không phù hợp - - - Tổng cộng 8 50 100
(Nguồn: Phỏng vấn của học viên đối với 8 cán bộ quản lý và 50 công nhân của Doanh nghiệp Nhật Minh)
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng kiến thức mà các học viên được đào tạo phù hợp với công việc của họ rất cao, điều đó cho thấy rằng ở doanh nghiệp Nhật Minh công tác nghiên cứu nhu cầu và xác định đối tượng đi đào tạo rất phù hợp và cử họ đi học đúng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà họ cần cho công việc của mình và hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp đạt hiệu quả khá cao đa số là chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo rất phù hợp với công việc họ đang làm và đã làm sau khoá học.
Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của công tác này chúng ta cần phải xem xét các học viên sau khoá học họ công tác như thế nào, họ có phát huy được những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà họ đã được đào tạo hay không tuy việc đánh giá này nó cần phải có nhiều thời gian và việc đánh giá nó rất khó có một phần
nào dựa vào cảm tính, tuy nhiên chúng ta dựa vào hiệu quả của công việc mà các học viên sau khoá học làm việc để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển.
Bảng 2.8: Khả năng làm việc sau khoá đào tạo, bồi dưỡng Mức độ Cán bộ quản lý Công nhân Số lượng Số lượng % Tốt hơn nhiều 3 15 30 Tốt hơn 3 21 42 Tốt hơn ít 2 8 16
Không thay đổi - 6 12
Tổng 8 50 100
(Nguồn: Phỏng vấn của học viên đối với 8 cán bộ quản lý và 50 công nhân của Doanh nghiệp Nhật Minh)
Qua bảng này chúng ta thấy rằng khả năng làm việc sau khoá học của cán bộ quản lý và công nhân viên tăng lên, tốt hơn so với trước khoá học chỉ có một phần nhỏ các học viên đối tượng công nhân là sau khoá học hiệu quả vẫn không thay đổi điều đó cho chúng ta thấy rằng chất lượng của khoá học cao, đáp ứng được nhu cầu của công việc mà doanh nghiệp đã đề ra, đáp ứng được yêu cầu của khoá đào tạo, đém lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Minh.
Bảng 2.9: Phù hợp giữa thời gian khoá học với kiến thức cần học
Mức độ phù hợp Số lượng %
Thời gian quá nhiều 9 15,52
Thời gian phù hợp 21 36,20
Thời gian quá ít 28 48,28
Tổng cộng 58 100
(Nguồn: Phỏng vấn của học viên đối với 8 cán bộ quản lý và 50 công nhân của Doanh nghiệp Nhật Minh)
Hình 2.3: Biểu đồ sự phù hợp giữa thời gian khoá học với kiến thức cần học
Ta nhận thấy rằng với nội dung của kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần được đào tạo thì thời gian mà doanh nghiệp bố trí đào tạo là còn ít. Điều này có thể có nhiều lý do, trong đó có một lý do quan trọng là tiến độ công việc của doanh nghiệp không cho phép khoảng trống của người lao động một lý do nữa là do công tác nghiên cứu thực tế công việc của từng đối tượng chưa thật sự kỹ lưỡng.