Cở sở vật chất và trang thiết bị

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Nhật Minh (Trang 27)

Doanh nghiệp có 1 trụ sở văn phòng và các trang thiết bị trị giá 7.105.209.000 đ. Cụ thể như sau:

Bảng 1.4: Trang thiết bị, máy móc phục vụ thi công công trình của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Nhật Minh

TT Loại thiết bị Công suất Số lượng Giá trị còn lại Nguồn gốc thiết bị 1 Xe KAMAX 12 tấn 4 70% Hàn quốc 2 Máy hàn 1,5kw 2 70% Hàn Quốc

3 Máy trộn bê tông 250L 3 75% Trung quốc

4 Máy trộn vữa 150L 2 75% Trung quốc

5 Dàn giáo sắt Bộ 100 75% Việt Nam

6 Cốt pha sắt CL Bộ 200 80% Việt Nam

7 Máy thuỷ bình cái 1 80% Nhật

8 Máy kinh vỹ cái 1 80% Nhật

9 Máy phát điện 5kg 2 90% Việt Nam

10 Máy đầm bàn 1,5 2 90% Việt Nam

11 Máy đầm dùi 1,5 2 90% Việt Nam

12 Máy ủi 75 1 80% Hàn quốc

13 Máy xay đá cái 1 80% Trung Quốc

14 Máy phát điện cái 2 80% Nhật

15 Xe sam sung cái 1 80% Hàn quốc

16 Xe trường hải cai 2 80% Trung quốc

17 Xe Fo cái 1 70% Hàn quốc

18 Máy súc Cái 2 80% Nhật

19 Máy lu Cái 2 80% Nhật

(Nguồn: Phòng Tài vụ) 1.2.5. Đặc điểm nguyên vật liệu

Trong quá trình sản xuất chi phí trực tiếp ảnh hưởng lớn đến giá thành chính là chi phí nguyên vật liệu. Nếu giảm được chi phí này dẫn đến việc giảm được giá thành thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận cao. Muốn làm được điều đó các nhà quản lý doanh nghiệp phải có trình độ thực sự, kinh nghiệm của bản thân và hơn hết là phải có chiến lược hạch toán chi phí nguyên vật liệu. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên liệu vật liệu để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá bán, nâng cao sức cạnh tranh.

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Doanh nghiệp. Nguyên vật liệu của Doanh nghiệp nhiều về số lượng, đa dạng, phong phú về mẫu mã. Chi phí Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đảm bảo được chất lượng Nguyên vật liệu là bước đầu đảm bảo chất lượng cho công trình.

1.2.6. Quá trình sản xuất

Hiện nay, quá trình sản xuất của Doanh nghiệp Nhật Minh chủ yếu là qui trình xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng cơ bản. Đứng đầu quá trình sản xuất là Giám đốc Doanh nghiệp, sau đó là đến Giám đốc điều hành trực tiếp công trường, tiếp theo là các tổ đội thi công. Giám đốc điều hành công trường phối hợp với các phòng ban khác như phòng Tài vụ, Tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật để thực hiện các kế hoạch triển khai của các công trình.

Trong quá trình thực hiện, các tổ đội xây dựng, tổ thi công cơ giới sẽ báo cáo trực tiếp với giám đốc công trường, giám đốc công trường sẽ báo cáo trực tiếp với giám đốc doanh nghiệp.

1.2.7. Đặc điểm về vốn

Do đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công thường kéo dài qua nhiều khâu, nên để giải quyết vấn đề là làm sao quản lý tốt có hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong sản xuất, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh không phải là việc làm dễ dàng.

Số vốn đầu tư ban đẩu khi doanh nghiệp mới thành lập năm 2003 là 2,5 tỷ đồng. Đến năm 2009 tổng cộng nguồn vốn là hơn 15 tỷ đồng, năm 2010 là hơn 21 tỷ đồng. Tuy nhiên trong đó, vốn chủ sở hữu của năm 2009, 2010 là 2,5 tỷ đồng. Vay và nợ ngắn hạn năm 2009 là 3,5 tỷ đồng, năm 2010 giảm xuống còn 2,6 tỷ đồng. Vốn từ người mua trả tiền trước (tiền tạm ứng từ các công trình) năm 2009 là 8 tỷ đồng, năm 2010 là 14 tỷ đồng.

Số vốn của Doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.5: Số vốn của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Nhật Minh từ năm 2007 đến năm 2010

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Chỉ tiểu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nguồn vốn 3.919.333 7.443.198 15.171.484 21.194.434

(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Hình 1.2: Sự thay đổ về số vốn của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Nhật Minh từ năm 2007 đến năm 2010.

(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Như vậy chúng ta thấy rằng, ngoài vốn chủ sở hữu thì vay và nợ ngắn hạn, chủ yếu từ các ngân hàng chiếm phần lớn. Cho nên khi các công trình đã hoàn thành mà chậm thanh quyết toán thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ lãi vay và đầu tư cho các công trình mới.

1.2.8. Các hoạt động quản trị

* Công tác nghiên cứu và phát triển

Tại Doanh nghiệp Nhật Minh hiện nay chưa có phòng nghiên cứu và phát triển riêng. Các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển chủ yếu do Giám đốc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, với sự phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh thì doanh nghiệp nên mở thêm một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu và phát triển.

* Quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng tại Doanh nghiệp Nhật Minh chính là việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản, các công trình dân dụng… Quản lý chất lượng xây dựng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng các công trình, đồng thời trách khỏi những rủi ro, tai nạn trên công trường. Giúp Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Doanh nghiệp Nhật Minh luôn quán triệt tư tưởng, tinh thần làm việc đến từng cá nhân, công nhân tham gia thi công công trình với các khẩu hiệu như “an toàn là bạn, tai nạn là thù”. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng đã xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chất lượng cho từng khâu từng công việc hoàn thành. Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến công tác giám sát thi công, kiểm tra chặt chẽ các tiêu chuẩn trong quá trình thi công, nhờ vậy đã luôn đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.

* Hoạt động marketing

Hoạt động Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nói riêng và trong doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Từ việc doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu thị trường đến việc thực hiện chiến lược marketing hỗn hợp để định vị doanh nghiệp trên thị trường, đảm bảo sự thành công trên thị trường cạnh tranh gay gắt.

Mặc dù chưa có phòng marketing riêng, chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nhưng Doanh nghiệp Nhật Minh về cơ bản đã thực hiện, áp dụng những nguyên lý của marketing rất tốt. Chẳng hạn như Doanh nghiệp luôn bám sắt các quy hoạch, các dự án xây dựng, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La để nắm bắt và khai thác các cơ hội mang lại hợp đồng cho doanh nghiệp.

Sau đó, Doanh nghiệp tiến hành thi công tạo nên những sản phẩm (chữ P thứ nhất của marketing – Product) chất lượng đảm bảo yêu cầu của chủ dự án đề ra. Với giá cả cạnh tranh (chữ P thứ hai – Price) từ khâu đấu thầu nên doanh nghiệp cũng đã dành được những công trình, dự án quan trọng. Doanh nghiệp cũng nỗ lực trong việc xúc tiến quảng bá (chữ P thứ tư – Promotion) để nâng cao thương hiệu uy tín của mình trên thị trường, để cho nhiều người hơn nữa biết đến Doanh nghiệp, biết đến năng lực và khả năng kinh doanh của Doanh nghiệp. Duy chỉ có chữ P thứ ba – Place thì doanh

nghiệp chưa có hoạt động gì, bởi vì đặc thù là doanh nghiệp xây dựng nên doanh nghiệp không thiết kế hệ thống kênh phân phối hàng hóa.

* Quản trị nhân lực

- Đào tạo: Là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.

Tại Doanh nghiệp Nhật Minh, nguồn nhân lực chiếm đa số là công nhân và thợ. Để nâng cao tay nghề, doanh nghiệp đã có những hoạt động như cử đi đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề. Đồng thời phối hợp với việc đào tạo tại chỗ thông qua việc mời các chuyên gia có kỹ thuật tay nghề cao về tư vấn, làm việc, và chuyển giao công nghệ cho các nhân sự trong doanh nghiệp.

- Phát triển: Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở định hướng tương tai của tổ chức.

Do đặc thù của hoạt động xây dựng nên đội ngũ công nhân của doanh nghiệp có đặc thù riêng, như vận chuyển, xây dựng, và các công việc lao động mang tính phổ thông. Nên công nhân của doanh nghiệp phần lớn không cần thiết trình độ cao, nhưng phải có tay nghề vững vàng, tuổi nghề lâu.

Trong tương lai tới thì doanh nghiệp càng ngày càng phát triển, đầu tư và hiện đại hoá máy móc, thiết bị thì số lượng công nhân giản đơn có thể giảm bớt đi và phải nâng cao tay nghề trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ còn lại cho phù hợp, nhận thức được vấn đề này nên ngay từ mấy năm trước đây, Doanh nghiệp đã có kế hoạch phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân, các chương trình huấn luyện an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy,…

Vấn đề kinh phí đào tạo và sử dụng lao động sau khi được đào tạo. Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở Doanh nghiệp Nhật Minh thì chủ yếu do doanh nghiệp trực tiếp trích ra từ các quỹ, chi cho các học viên tuỳ theo thời gian đi học, một phần nhỏ thì kinh phí do doanh nghiệp cho, phần lớn do học viên tự túc, doanh nghiệp chỉ bố trí cho thời gian đi học.

Vấn đề sử dụng các lao động sau khoá đào tạo, bồi dưỡng Doanh nghiệp đã mạnh dạn bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công nhân viên vào những vị trí mới sau khoá đào tạo để cho họ phát huy được kiến thức sau khoá học. Đối với đội ngũ công nhân

thì được sắp xếp ngay vào những vị trí mà phù hợp với kiến thức chuyên môn mà họ đã được đào tạo. Kết quả cho thấy rằng các công nhân, cán bộ quản lý sau khoá đào tạo phần lớn đã phát huy được hiệu quả, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sau khoá học.

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Nhật Minh trong những nămvừa qua vừa qua

2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Nhật Minh từ năm 2007 đến năm 2010

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

STT Thông tin tài chính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng số tài sản có 3.919.333 7.443.198 15.171.484 21.194.434 2 Tài sản có lưu động 2.681.833 6.280.760 11.500.254 17.656.354 3 Tổng số tài sản nợ 2.538.388 5.474.847 13.172.524 18.553.738 4 Tổng số nợ lưu động 1.978.524 3.398240 5.117.626 4.168.783 5 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.380.945 1.968.351 1.998.960 2.640.695 6 Vốn lưu động 703.309 2.882.520 6.382.628 10.536.996 7 Lợi nhuận trước thuế 53.812 22.532 30.608 35.016 8 Lợi nhuận sau thuế 48.431 20.279 27.547 33.016 9 Doanh thu 3.135.185 3.565.171 6.204.727 6.175.397 10 Nộp ngân sách 124.990 138.862 175.335 101.000

(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Doanh thu tăng từ năm 2007 đến năm 2008: từ 3.135.185.000 đ năm 2007 lên 3.565.171.000đ năm 2008 và tăng lên 6.204.727.000 đ năm 2009. Doanh thu năm 2008 tăng 113% so với năm 2007. Đặc biệt năm 2009 tăng gần gấp đôi (174%) so với năm 2008. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, do Doanh nghiệp nhận thêm nhiều công trình, thu hút thêm số lượng lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên năm doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2009, từ 6.204.727 đ xuống còn 6.175.397 đ. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ nguồn nhân lực còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém.

Nhìn vào bảng biểu ta cũng thấy, thực tế là tổng doanh thu của Doanh nghiệp tăng trong 3 năm liên tiếp, và có giảm tại năm thứ tư. Điều đó chứng tỏ rằng, thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp đã và đang dần thay đổi. Từ thị trường kinh doanh dịch vụ, thi công công trình có hướng mạnh về thị trường này. Nên doanh thu tăng trong những năm qua cũng có một phần là do chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp đã thay đổi tìm kiếm được thị trường mới, cũng chính là lý do mà chi bán hàng của Doanh nghiệp tăng nhanh trong khi chi phí quản lý cũng tăng nhanh để tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới. Sự tăng, giảm doanh thu qua các năm được minh họa qua đồ thị dưới đây:

Hình 1.3: Biểu đồ doanh thu và số nộp ngân sách những năm gần đây (Nguồn: Phòng Tài vụ)

Doanh thu tăng là do chiến lược kinh doanh đúng đắn của Doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, khi mà xu hướng toàn cầu hoá đang và sẽ tác động đến mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, hơn nữa trong thời gian tới Doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm được nhiều thị trường hơn sẽ làm thay đổi và tiếp tục phát triển nghề kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì không chỉ thoả mãn nhu cầu trong tỉnh mà phải có chiến lược thâm nhập thị trường

ngoài tỉnh khác, một thị trường đầy cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với sự canh tranh cao, rủi ro cao luôn luôn đi cùng với siêu lợi nhuận.

Lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp là lĩnh vực sản xuất kinh doanh thi công hạng mục công trình. Như vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối nguồn đầu tư hợp lý hơn nữa để nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.2. Những kết quả khác:

Trong thời gian gần đây được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành, tạo điều kiện Doanh nghiệp không ngừng phấn đấu vươn lên thích ứng với cơ chế thị trường, có phần đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước như:

+ Bảo tồn và phát triển được vốn kinh doanh; + Sản xuất kinh doanh có lãi;

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; + Đảm bảo được việc làm và thu nhập cho người lao động; + Tình hình tài chính của Doanh nghiệp lành mạnh.

Tập thể lãnh đạo Doanh nghiệp luôn tìm kiếm thị trường mới có khả năng, năng động sáng tạo tìm kiếm trị trường tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp ổn định, sáng tạo trong công việc nhất là khâu quản lý và điều hành Doanh nghiệp, có sự thống nhất, nhất trí cao, đoàn kết, tương trợ trong cán bộ công nhân viên có tư tưởng lập trường vững vàng, yên tâm công tác là đòn bẩy thúc đẩy Doanh nghiệp giữ vững trong quá trình kinh doanh. Chủ động đề xuất bồi dưỡng đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về mọi mặt cho cán bộ kế cận, cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật để phù hợp với nhu cầu Doanh nghiệp. Với sự nỗ lực cố gắng Doanh nghiệp đã đạt được trong những năm qua được các cấp, ban ngành ghi nhận được tặng nhiều bằng khen, giấy khen: (Hai bằng khen của Bộ xây dựng tặng, 3 bằng khen của UBND tỉnh tặng, 3 giấy khen của UBND huyện Sông mã tặng, 5 giấy khen của Ban ngành tỉnh tặng.

Từng bước, thương hiệu doanh nghiệp Nhật Minh đã được thừa nhận và khằng định được uy tín, vị thế trên thị trường, dần dần tạo lòng tin cho khách hàng và đối tác kinh doanh.

Về đội ngũ cán bộ và trình độ quản lý: Đa số là những người trẻ tuổi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có tính thần đoàn kết, gắn bó với doanh nghiệp. Ban lãnh đạo, Ban quản lý của doanh nghiệp Nhật Minh có trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý, sáng tạo, quyết đoán và cúng có tâm huyết, tinh thần đoàn kết quyết tâm xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Với một đỗi ngũ nhân lực như vậy, doanh nghiệp sẽ có

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Nhật Minh (Trang 27)

w