Hình thức hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.Hình thức hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội dung… của hợp đồng và là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên cũng như hình thức chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của hợp đồng nếu nó không được thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Theo nghĩa thông thường, hình thức được hiểu là "cái bên ngoài, cái

chứa đựng nội dung" [12]. Theo khoa học pháp lý, hình thức của hợp đồng

được định nghĩa là "cách thức thể hiện sự thoả thuận của các bên" [13]. Như vậy, có thể hiểu, "hình thức của hợp đồng là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và là biểu

hiện cho sự tồn tại của hợp đồng" [14].

Theo quy định tại Đ124 và Đ401 của BLDS 2005, hợp đồng có thể được lập bằng một trong ba hình thức là "lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể" trừ trường hợp pháp luật có quy định hình thức bắt buộc thì phải tuân theo hình thức đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, theo "Bộ nguyên tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất cứ

cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng" [15]. Như vậy, các bên chủ thể muốn

thể tự lựa chọn bất cứ hình thức nào mà thuận tiện cho việc ký hợp đồng của các bên. Theo đó, hợp đồng có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, miễn sao diễn đạt một cách trung thực nhất ý chí, nguyện vọng của các bên trong hợp đồng, chứng minh được sự tồn tại thực tế của hợp đồng, có thể được lưu giữ và tham chiếu khi cần thiết, kể cả nhân chứng. "Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được

chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng" [16]. Mặt

khác pháp luật cũng không cấm các bên thoả thuận xác lập hợp đồng theo một hình thức xác định. Trong luật thực định, đối với nhiều loại hợp đồng, pháp luật cũng cho phép các bên được tự do lựa chọn hình thức thích hợp để giao kết hợp đồng. Ngoài ra, việc bỏ qua quyền lựa chọn hình thức của các bên là chưa phù hợp với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng. Bởi lẽ, bản chất của quan hệ hợp đồng là một loại quan hệ hợp đồng thuộc lĩnh vực luật tư, nên quyền tự do của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật này phải được pháp luật đề cao. "Tự do lựa chọn hình thức hợp đồng là một trong những nguyên tắc quan trọng của tự do hợp đồng". Trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên có thể lựa chọn xác lập hợp đồng bằng bất kỳ hình thức nào. Một khi đã công nhận sự tự do trong việc lựa chọn hình thức hợp đồng, thì cách thể hiện nội dung điều luật nên theo hướng mở chứ không nên gò bó các bên trong một khuôn hình nào cả. Theo đó, về nguyên tắc các bên có thể lập hợp đồng bằng bất cứ hình thức nào, kể cả sự kết hợp giữa tất cả hình thức đó, thậm chí sự "im lặng" cũng được xem là một hình thức trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Tại Đ285 Luật thương mại 2005 quy định "hợp đồng NQTM phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý có giá trị tương đương". Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản gồm có điện báo, telex,

fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Quy định này rất phù hợp với tình hình hoạt động NQTM Việt Nam hiện nay vì đây là hoạt động khá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ bằng hình thức văn bản mới có thể ghi nhận quyền và nghĩa vụ các bên một cách rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, quy định này cũng giúp nhà nước quản lý hoạt động NQTM tốt hơn, rõ ràng hơn. Dù vậy, việc pháp luật Việt Nam quy định hình thức của hợp đồng NQTM phải bằng văn bản, đây là quy định mang tính liệt kê sẽ làm cho điều luật trở nên kém linh hoạt, không bao quát hết các trường hợp cần thiết. Trong khi đó đời sống kinh doanh muôn màu muôn vẻ, luôn xuất hiện nhiều tình huống mà pháp luật không thể dự liệu hết được, dẫn đến khó khăn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Hơn nữa, khi các bên chủ thể tham gia hợp đồng không tuân thủ hình thức này thì giao dịch có vị vô hiệu hay không? Một trong những ảnh hưởng của hình thức hợp đồng đối với hiệu lực của hợp đồng là việc xem hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nếu pháp luật có quy định. Theo đó, hình thức không phải là điều kiện có hiệu lực đương nhiên của hợp đồng, mà chỉ phát sinh khi pháp luật có quy định. Nhưng hợp đồng vi phạm về hình thức cũng không đương nhiên vô hiệu. Khi đó, các bên có thể yêu cầu Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định buộc các bên phải thực hiện đúng hình thức trong một thời hạn, nếu hết thời hạn đó mà các bên vẫn không thực hiện thì Toà án sẽ ra quyết định hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Quy định về cách giải quyết hậu quả như trên là không phù hợp với thực tiễn, thông thường việc khởi kiện ra toà án không chỉ đơn thuần là việc vi phạm về hình thức mà thực chất các bên muốn toà án công nhận hợp đồng có giá trị pháp lý hoặc bác bỏ hợp đồng. Thường thì một bên cho rằng mình chưa ký hợp đồng nên chưa bị ràng buộc về mặt pháp lý, còn bên kia muốn chứng minh hợp đồng đã được xác lập tự nguyện và trên

thực tế được thực hiện, nên yêu cầu toà án công nhận hợp đồng và cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nếu toà án ra quyết định buộc các bên phải tuân thủ theo hình thức luật định, thì phán quyết đã không phản ánh đúng bản chất của tranh chấp, không đáp ứng được nguyện vọng của các bên. Thực tế cho thấy các bên thường từ chối giá trị pháp lý của hợp đồng khi quyền lợi của mình lúc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã bị thay đổi đáng kể.

Về ngôn ngữ của hợp đồng NQTM, Điều 12 Nghị định 35 quy định "Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng

nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận". Như vậy, về nguyên tắc

mọi hợp đồng nhượng quyền thương mại trong đó bao hàm cả hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài phải được lập bằng văn bản dưới ngôn ngữ là tiếng Việt. Duy chỉ có trường hợp đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài mà bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam và bên nhận quyền là thương nhân nước ngoài thì ngôn ngữ có thể theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 39)