0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Về quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong hợp đồng NQTM

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN (Trang 84 -84 )

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Về quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong hợp đồng NQTM

K2.Đ284 luật Thương mại 2005 quy định "bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh", quy định như vậy có nghĩa là vấn đề "trợ giúp" cho bên nhận quyền của bên nhượng quyền không phải là bắt buộc, bên nhượng quyền có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên, K2.Đ287 luật Thương mại lại quy định bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để tiến hành điều hành kinh doanh theo hệ thống NQTM. Như vậy đã có sự mâu thuẫn trong quy định của 2 điều luật này. Mặt khác qua thực tế ta có thể thấy quy định như Đ284 là chưa hợp lý vì nếu bên nhượng quyền không trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh thì hệ thống NQTM không đảm bảo tính đồng bộ và khó có thể tồn tại phát triển được.

Do đó, thay vì qui định "trợ giúp" là quyền, các nhà làm luật nên quy định nó là nghĩa vụ của bên nhượng quyền, theo đó K2.Đ284 sẽ có nội dung là "bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và nghĩa vụ trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh".

Theo pháp luật Việt Nam, cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng của bên nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh, vấn đề này được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên đối với bên nhận quyền, quy định của pháp luật lại có phần lỏng lẻo, theo quy định tại Đ9.NĐ35 "bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định trao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền", như vậy nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhận quyền chỉ tồn tại trước khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng bên nhận quyền không cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình thì bên nhượng quyền khó có thể kiểm soát được

công việc kinh doanh của bên nhận quyền. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền "kiểm soát" của bên nhượng quyền được quy định tại K2.Đ284 và K3.Đ286. Vì vậy, nên bổ sung vào Đ9.NĐ35 trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhận quyền là trong quá trình kinh doanh chứ không phải chỉ ở giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên bên nhận quyền cần lưu ý đến quy định "cung cấp các thông tin hợp lý" để xác định các thông tin phải cung cấp là thông tin nào, tránh sự lạm dụng quyền của bên nhượng quyền ảnh hưởng đến quyền tự do trong kinh doanh của mình.

Mặc dù pháp luật có quy định về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền với việc điều hành công việc kinh doanh của bên nhận quyền nhưng các quy định rất chung chung, không chỉ ra cụ thể bên nhượng quyền được kiểm soát như thế nào, trong lĩnh vực gì. Như thế dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của bên nhượng quyền, xâm phạm đến quyền tự chủ trong kinh doanh của bên nhận quyền. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền pháp luật cần quy định một cách chặt chẽ hơn về giới hạn quyền kiểm soát của bên nhượng quyền (như việc quy định bên nhượng quyền không được định doanh thu của bên nhận quyền, không được trực tiếp can thiệp vào công việc kinh doanh hàng ngày của bên nhận…), như thế mới đảm bảo quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh của thương nhận nhận quyền.

3.3.3. Một số vấn đề khác liên quan đến hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Một là về thời hạn hợp đồng: Đ13.NĐ35 quy định thời hạn hợp đồng NQTM do các bên thoả thuận. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề này rất khó thoả thuận bởi bên nhận quyền luôn muốn kéo dài thời hạn hợp đồng để thu hồi vốn và lãi, ngược lại bên nhượng quyền muốn yêu cầu hợp đồng NQTM thực hiện trong thời gian ngắn để có thể bổ sung thêm các điều kiện khắt khe đối

với bên nhận quyền để thu lợi nếu bên nhận quyền vẫn muốn tiếp tục mua "quyền thương mại" của mình. Với thực tế pháp luật Việt Nam hiện nay là không quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng NQTM thì lợi thế càng về bên nhượng quyền, mặt khác quy định như vậy cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi vậy, trong điều khoản này nên bổ sung thêm quy định về thời hạn tối thiểu của hợp đồng NQTM, như thế mới bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là về chấm dứt hợp đồng: Đây là một vấn đề rất quan trọng trong hợp đồng NQTM vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong hợp đồng và các chủ thể liên quan khác, do đó việc chấm dứt hợp đồng không thể thực hiện tuỳ tiện mà phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong Đ16.NĐ35, theo đó tại K1 xác định bên nhận quyền sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên nhượng quyền vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Đ287 luật thương mại, nghĩa là bên nhận quyền sẽ có quyền mà không cần biết mức độ vi phạm đó như thế nào. Quy định như vậy là bất bình đẳng cho bên nhượng quyền, vì vậy trong trường hợp này pháp luật nên quy định rõ mức độ vi phạm nghĩa vụ của bên nhượng quyền mà căn cứ vào đó bên nhận quyền mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng để tránh tình trạng lạm quyền của bên nhận quyền.

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng là các bên hoàn trả cho nhau những tài sản thuộc sở hữu của bên kia. Hợp đồng NQTM là loại hợp đồng (đặc biệt trong trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt) rất dễ nảy sinh tranh chấp giữa các bên nếu việc giải quyết hậu qủa không thoả đáng. Thoả thuận trong hợp đồng hay quy định của pháp luật về vấn đề này chính là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại chưa có các quy phạm điều chỉnh, đây là một

thiếu sót rất lớn của pháp luật về hợp đồng NQTM. Để giải quyết vấn đề này có các quy định của pháp luật về cách thức giải quyết hậu quả hợp đồng sau khi chấm dứt, mặc dù pháp luật không thể bao quát hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng nhưng đó cũng là những quy định mang tính định hướng cho các bên trong việc giải quyết hậu quả hợp đồng sau khi chấm dứt và cũng là căn cứ giải quyết tranh chấp phát sinh.

Vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng NQTM: NQTM tuy là mô

hình kinh doanh có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn có thể nảy sinh tranh chấp giữa các bên. Nếu trong hợp đồng, các bên thỏa thuận cụ thể chi tiết điều khoản về giải quyết tranh chấp thì không có gì đáng bàn. Nhưng trên thực tế nhiều hợp đồng NQTM không hề có điều khoản nào quy định vấn đề này, khi đó căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên chính là các quy định của pháp luật. Vậy mà luật Thương mại 2005 và NĐ35 lại không có quy định nào đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng NQTM (có chăng chỉ là việc áp dụng các chế tài trong giải quyết tranh chấp thương mại được quy định trong ba điều 317, 318 và 31 của luật Thương mại). Vì thế các nhà làm luật cần bổ sung vào NĐ35 các điều khoản quy định vấn đề này để giúp việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi cho các bên trong hợp đồng.

Từ các phân tích trên có thể nhận thấy nền tảng pháp luật về hợp đồng NQTM ở Việt Nam hiện nay chưa thật vững vàng, hành lang pháp lý còn đi sau loại hình kinh doanh này. Điều này gây khó khăn cho các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như đối với các cơ quan quản lý hoạt động NQTM. Một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xây dựng một hệ thống pháp luật về hợp đồng NQTM đủ mạnh, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải có sức mạnh ràng buộc như luật đối với các bên, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động NQTM ở Việt Nam phát triển.

Bên cạnh đó, để hợp đồng NQTM được thực hiện một cách hiệu quả, các bên cần chú ý một số vấn đề sau trước khi kí kết hợp đồng:

*) Đối với bên nhận quyền

Thứ nhất, cần nắm rõ thông tin của bên nhượng quyên như tình hình kinh doanh, hệ thống kinh doanh nhượng quyền; tỷ lệ thành công của hệ thống; chính sách hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với các bên nhận quyền… vì việc nắm rõ các thông tin đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc nên hay không nên mua "quyền thương mại".

Thứ hai, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ do bên nhượng quyền cung cấp để xem xét khả năng của mình có đáp ứng được các yêu cầu do bên nhượng quyền đưa ra không, các vấn đề cần nghiên cứu như: các khoản phí, quy định về đầu tư, khai trương, vận hành, sản phẩm….

Và cuối cùng là, trước khi quyết định mua nhượng quyền, bên nhận quyền tự đánh giá mình có phải mẫu người phù hợp để kinh doanh NQTM hay không, vì nếu bên nhận quyền là một người có đầu óc sáng tạo, thích mạo hiểm trong kinh doanh thì rõ ràng không thích hợp để kinh doanh theo phương thức được đánh giá là "khá an toàn, ít rủi ro" này, vì một khi đã chấp nhận mua nhượng quyền, bên nhận quyền phải tuỵêt đối tuân thủ quy định do bên nhượng quyền đặt ra.

*) Đối với bên nhượng quyền

Điều đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào có ý định kinh doanh nhượng quyền thương mại phải nghĩ đến là đăng ký bảo hộ quyền SHTT cả trong và ngoài nước, có như vậy bên nhượng quyền mới ngăn ngừa tình trạng tài sản trí tụê của mình bị sử dụng, khai thác tự do, thậm chí còn bị chiếm đoạt (như cà phê Trung Nguyên bị chính đối tác của mình ở Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu

ở Mỹ, sau đó Trung nguyên phải bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua lại chính thương hiệu của mình, vì như thế mới xâm nhập được vào thị trường Mỹ). Đối với các thương nhân nước ngoài, đây là vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên với các thương nhân Việt Nam, bảo vệ tài sản trí tụê dường như chưa phổ biến. Vì vậy các thương nhân Việt Nam nên có ý thức hơn nữa trong việc chủ động bảo hộ quyền SHTT đặc biệt khi có ý định nhượng quyền ra nước ngoài.

Thứ hai, doanh nghiệp nhượng quyền phải xem xét cẩn trọng trong việc chọn đối tác nhận quyền, vì đây chính là một trong những nhân tố quyết định sự thành công cho hệ thống NQTM. Bởi nếu sau khi kí hợp đồng, bên nhận quyền không tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn của bên nhượng quyền có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống. Do đó, bên nhượng quyền nên đặt ra các tiêu chuẩn khi lựa chọn đối tác nhận quyền. Ví dụ như Phở 24 tiêu chuẩn đối với bên nhận quyền là "đối tác phải có sự đam mê tuỵêt đối với mô hình kinh doanh NQTM để sau này không tự ý thay đổi, phá vỡ tính đồng bộ của hệ thống; phải có kinh nghiệm và khả năng quản trị điều hành và cuối cùng phải có đủ vốn đầu tư".

Một điều đáng lưu ý nữa là các doanh nghiệp có ý định nhượng quyền nên sử dụng các chuyên gia tư vấn pháp lý, các chuyên gia tài chính, kiểm toán giúp mình trong việc soạn thảo hợp đồng NQTM mẫu, định giá "quyền thương mại" của doanh nghiệp cũng như khả năng tài chính của bên nhận quyền.

Nói tóm lại, để việc thực hiện hợp đồng NQTM có hiệu quả và thoả mãn lợi ích các bên, cần có hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh một cách chi tiết và đầy đủ các vấn đề pháp lý có liên quan hợp đồng NQTM. Đồng thời việc soạn thảo hợp đồng phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chính xác làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp và là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên.

Ngoài ra, sự hợp tác, thiện chí của các bên trong việc thực hiện cam kết trong hợp đồng cũng là một yếu tố quyết định sự thành công của hợp đồng NQTM.

Tóm tắt chƣơng 3

Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Trung Nguyên và một số mô hình tiêu biểu kinh doanh về chuỗi quán cà phê. Đưa ra những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống quán nhượng quyền cà phê của Trung Nguyên, nêu bật được đặc trưng của hệ thống quán này. Mặt khác, tác giả so sánh hai mô hình nhượng quyền của trung Nguyên là cuỗi cửa hàng bán lẻ G7 Mart và hệ thống quán cà phê của Trung Nguyên, lý giải nguyên nhân thất bại của G7 Mart và sự thành công của quán cá phê. Theo đó, tác giả phân tích đâu là những thế mạnh của Trung Nguyên giúp các nhà nhận quyền có cơ hội so sánh và lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Ngoài ra tác giả tìm hiểu quá trình áp dụng pháp luật hợp đồng NQTM trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng giữa Công ty CP Trung Nguyên và đối tác. Cuối cùng tác giả đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng NQTM của pháp luật Việt Nam.

KẾT LUẬN

Luận văn với kết cấu gồm 3 chương chính đã phần nào nêu được các đặc trưng của hợp đồng NQTM ở Việt Nam, từ đó có thể phân biệt với các hợp đồng thương mại khác tuy hình thức giống với NQTM nhưng lại khác về bản chất. Qua thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng NQTM ta có thể thấy những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật, như quy định việc kinh doanh nhượng quyền phải đi qua các bước từ cấp phép, phân phối, đăng ký nguồn vốn với ngân hàng… đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, trong khi vấn đề doanh nghiệp cần là hỗ trợ các văn bản đảm bảo quyền SHTT thì đang bị xem nhẹ. Mặt khác Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHTT, cung cấp dịch vụ.,.. cũng không được đảm bảo tính an toàn tuỵêt đối. Ngoài ra nhiều vấn đề quan trọng trong hợp đồng NQTM chưa được đề cập đến trong các quy định pháp luật như vấn đề giải quyết tranh chấp, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng NQTM, hậu quả hợp đồng sau khi chấm dứt… Với những điểm bất cập như vậy đã làm cho hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam bị chững lại. Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng NQTM nói riêng để tạo đà phát triển cho hoạt động NQTM.

Trong khi chờ đợi sự thay đổi, hoàn thiện của hệ thống pháp luật về hợp đồng NQTM, các bên chủ thể trong hợp đồng cần chủ động có biện pháp khắc phục, đó chính là việc soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, chi tiết, đầy đủ làm cơ sở cho việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Đó có thể thiết lập một hợp đồng chặt chẽ, thoả mãn lợi ích các bên, hai bên chủ thể cần lưu ý một số điểm trước khi kí kết hợp đồng đã nêu trên. Tuy nhiên hợp đồng dù có được soạn thảo chi tiết, đầy đủ đến đâu cũng không mang lại lợi ích gì cho các bên

nếu không được thực hiện hiệu quả, vì thế các bên chủ thể cần hợp tác với nhau để có thể khai thác triệt để thế lợi mà mô hình kinh doanh này mang lại.

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triên phương thức kinh doanh nhượng quyền, với thời gian tồn tại chưa lâu nhưng hoạt

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN (Trang 84 -84 )

×