Một số tranh chấp liên quan đến NQTM của Công ty cổ phần Trung

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 76)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Một số tranh chấp liên quan đến NQTM của Công ty cổ phần Trung

và các vật phẩm của hệ thống quán Trung Nguyên trong suốt thời gian hợp đồng. Hiện nay, Trung Nguyên chưa áp dụng khoản phí mà bên đối tác đóng góp để tham gia các chương trình quảng cáo và tiếp thị chung của cả hệ thống quán Trung Nguyên.

Chuyên gia của Trung Nguyên sẽ tư vấn cho đối tác mua nhượng quyền trong việc chọn lựa và xét duyệt mặt bằng thích hợp, nếu cần thiết có thể giúp thương lượng thuê mặt bằng trên cơ sở mặt bằng sẵn có, khi đối tác khi đến liên hệ mua nhượng quyền từ Trung Nguyên.

Sau đó, Trung Nguyên sẽ cung cấp một chương trình đào tạo trong vòng 3 tuần tại thành phố Hồ Chí Minh cho đối tác mua nhượng quyền và nhân viên quản lý của họ (cả lý thuyết lẫn thực hành). Chương trình đào tạo này sẽ giúp đối tác mua nhượng quyền trong việc chuẩn bị trước khai trương, trong lúc khai trương và điều hành quán Trung Nguyên sau khai trương.

3.2.5. Một số tranh chấp liên quan đến NQTM của Công ty cổ phần Trung Nguyên Trung Nguyên

a. Cà phê Mê Hy Cô vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Trung Nguyên

Năm 2000, cơ sở cà phê Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu gây nhầm lẫn với biển hiệu của Công ty Trung Nguyên [10]. Cụ thể, Công ty Trung Nguyên hoạt động kinh doanh với ngành nghề chế biến cà phê bột (đăng ký kinh doanh năm 1996), và Công ty Trung Nguyên đã đề nghị cơ quan chức năng cấp văn bằng bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu của mình. Sau khi xem xét, ngày 30/5/1999, Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam

đã có chứng nhận công nhận ông Đặng Lê Nguyên Vũ là chủ sở hữu độc quyền của nhãn hiệu "Trung Nguyên & Hình" cùng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Trung Nguyên đã sử dụng rộng rãi biển hiệu: "Trung Nguyên - cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo mới" trong hoạt động kinh doanh. Biển hiệu này được sử dụng tại các quán cà phê ở những địa điểm cung ứng cà phê của Trung Nguyên. Biển hiệu của Công ty Trung Nguyên có những đặc điểm chính như sau (theo bố cục của biển hiệu từ trên xuống): dòng chữ "cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột" màu vàng; dòng chữ "Trung Nguyên" ở giữa màu trắng; dòng chữ "mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" được thể hiện theo đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng); góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên; góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê. Bất ngờ, cà phê Mêhycô ra đời và cố ý "cầm nhầm" nguyên xi mẫu mã và màu sắc, kiểu dáng của Trung Nguyên.

Cơ sở cà phê Mê Hy Cô hoạt động kinh doanh từ năm 1999 có cùng ngành nghề chế biến cà phê với Công ty Trung Nguyên và hoạt động tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu: "Mê Hy Cô - Cho bạn cảm giác sáng tạo mới" tại một số địa điểm kinh doanh của cơ sở và tại những địa điểm đã đặt biển hiệu của Công ty Trung Nguyên. Biển hiệu của cơ sở Mê Hy Cô có những đặc điểm chính sau đây: dòng chữ "hãng cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột" màu vàng ở phía trên; dòng chữ "Mê Hy Cô" ở giữa màu trắng; dòng chữ "hương vị cho bạn cảm giác sảng khoái mới" được thể hiện theo đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng); góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên; góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê.

Sau vụ việc này buộc cà phê Trung Nguyên phải lên tiếng. Ngày 13/6/2000 ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Công nghiệp đã

có ngay văn bản phúc đáp, trong đó nêu rõ: "Việc cơ sở Mê Hy Cô sử dụng nhãn hiệu có tập hợp các dấu hiệu trên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và là hành vi xâm phạm quyền của chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và phải xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp". Nhưng sau đó 8 tháng, ngày 14/2/2001, ông Phạm Đình Chướng, Cục trưởng Cục Sở hữu Công nghiệp đã ban hành quyết định số 42/QĐ-KN ngày 14/2 về việc huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp đối với cà phê Trung Nguyên. Theo quyết định, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 5911 đã được cấp không đúng quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Cụ thể kiểu dáng "hộp đựng cà phê" (thành phần chính được bảo hộ là "Trung Nguyên & Hình") đã bị bộc lộ công khai trước ngày ưu tiên, không đáp ứng tiêu chuẩn "tính mới" theo quy định tại Điều 5, Nghị định 63/CP.

Ngay sau đó, đại diện pháp lý cho Trung Nguyên khiếu nại cơ sở cà phê Mêhycô (Đak Lak) vi phạm Nghị định 54/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của LCT và LSHTT, sử dụng nhãn hiệu hoặc/và tên thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó và hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 129 LSHTT). Cũng theo quy định của LSHTT, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn

thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại (Khoản 2 Điều 129). Cho nên, nếu chỉ dựa vào những quy định này của pháp luật, rất khó xác định khi nào hành vi ssử dụng nhãn hiệu hoặc sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và khi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

b. Một số tranh chấp của Công ty cổ phần Trung Nguyên liên quan đến tên miền

Có thể nói thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như sự quan tâm yêu mến của bạn bè quốc tế. Việc Công ty cổ phần Trung Nguyên đã chậm trễ trong việc đăng ký tên miền ở một số quốc gia đã tạo cơ hội cho một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng uy tín và tên tuổi của Trung Nguyên để đầu cơ tên miền hoặc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Tại Australia

Nhằm chuẩn bị cho chiến lược phát triển mới, nỗ lực đưa cà phê Việt Nam chinh phục thị trường thế giới, Công ty cổ phần Trung Nguyên đã tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu tên miền trên Internet ở nhiều thị trường quốc tế. Trong quá trình xúc tiến đăng ký sở hữu tên miền "trungnguyen" trên internet tại thị trường Australia thì Trung Nguyên phát hiện công ty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền Trung Nguyên dưới hình thức một website giao dịch thương mại "www.trungnguyen.com.au". Truy cập vào địa chỉ tên dẫn đến website phân phối trực tuyến các sản phẩm mang thương hiệu Highlands coffee của Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái đặt trụ sở tại Việt Nam.

Tuy nội dung website này được thể hiện toàn bộ bằng tiếng Anh, nhưng khi đọc kỹ và so sánh thì ý nghĩa cơ bản giống hoàn toàn các nội dung bằng tiếng Việt được thể hiện trên website của công ty cổ phần Việt Thái. Không chỉ giống về nội dung, hình ảnh, hình thức… hai website còn giống hoàn toàn về hệ thống sản phẩm, hình ảnh bao bì - điểm khác biệt duy nhất là về ngôn ngữ thể hiện trên website.

Việc website có tên miền "trungnguyen" bán cà phê Highlands đã gây ngộ nhận cho rất nhiều khách hàng quốc tế khi truy cập vào website này và Trung Nguyên đã nhận nhiều thắc mắc của khách hàng tại thị trường Australia là tại sao lại bán cà phê Highlands trên website của Trung Nguyên?? Nhiều khách hàng sau khi tìm hiểu đã từ chối mua sản phầm cà phê Highlands và yêu cầu được cung cấp các hệ thống sản phẩm của Trung Nguyên.

Bản thân Trung Nguyên đã bị cơ quan cấp tên miền tại Australia từ chối cấp tên miền "trung nguyên" với lý do là đã có công ty khác đăng ký sở hữu mặc dù Trung Nguyên đã chứng minh sản phẩm phân phối trên website thuộc công ty khác.

Rõ ràng, việc Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái thông qua Công ty trustee for Hinchliffe Trust tại Australia để đăng ký sử dụng tên miền Trung Nguyên để làm tên website thương mại là hành động có chủ đích. Việc sử dụng tên thương mại của Trung Nguyên làm tên miền trên internet để kinh doanh cà phê đã gây nhầm lẫn ở người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của Trung Nguyên.

- Tại Hoa Kỳ

Theo Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ, tháng 7/2000, Công ty Trung Nguyên tiếp xúc với Rice Field với mục đích đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thoả thuận hợp đồng thì phía đối tác đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên

với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức bảo hộ trí tuệ Thế giới (WIPO). Đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ, một mặt Café Trung Nguyên nộp đơn đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ, với WIPO; mặt khác tiến hành thương thảo, đàm phán với Rice Field. Kết quả là, WIPO đã không chấp nhận bảo hộ cho Rice Field, còn công ty này cũng đành lùi bước. Sau hai năm thương thảo, công ty này đã chấp nhận trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm Café Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.

Gần đây nhất, vào tháng 5/2012 thương hiệu Legendee Coffee (café legendee- café Chồn) đã được đăng ký tại Mỹ, chủ sở hữu là ông Alexander Nguyen. Trên hệ thống của USPTO cũng đã thể hiện kết quả rằng, bản quyền Trung Nguyên Coffee, G7 Mart coffee và thương hiệu Trung Nguyên thuộc sở hữu của Trung Nguyên Việt Nam, nhưng Trung Nguyên không đăng kí bản quyền Legendee Coffee.

Tuy nhiên, theo đúng Luật Bảo hộ Thương hiệu của Mỹ, phải mất 12-18 tháng để xét văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu. Sau thời gian xem xét, nếu thấy không có vấn đề gì vướng mắc thì cơ quan thẩm quyền mới trao quyền cho người đã đăng ký. Kể cả khi đã được cấp giấy chứng nhận, người chủ vẫn có thể gặp rắc rối nếu như trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy có phát sinh vấn đề kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp. Trong trường hợp này, Công ty Trung Nguyên hoàn toàn có thể gửi đơn kiện sang Mỹ có khả năng thắng, Công ty Trung Nguyên có nhiều bằng chứng, ví dụ như những đơn hàng đã bán sản phẩm này trong 2 năm 2009 và 2010. Trung Nguyên sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu Legendee tại Mỹ và trên thị trương quốc tế. Đây là bài học rất lớn đối với Công ty cổ phần Trung Nguyên cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn vươn ra thị trường thế giới. Các doanh nghiệp khác đừng

để bị tương tự như Trung Nguyên khi để các cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký hết bản quyền thương hiệu, tên miền thương hiệu thì khi đó doanh nghiệp lo đăng ký thì đã quá muộn, hoặc phải theo đuổi các vụ kiện lâu dài và tốn kém. Điều quan trọng hơn là uy tín cũng như danh tiếng mà doanh nghiệp đầu tư cho thương hiệu không hề nhỏ bị giảm sút một cách đáng kể, là kẽ hở để các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của chính mình, trong khi đó, đăng ký bản quyền hoặc mua tên miền rất rẻ. Thậm chí ở Việt Nam nhiều tập đoàn bất động sản lớn, có nhiều trung tâm thương mại và khu du lịch lớn còn công khai tên các dự án trong tương lai lên mạng mà không thèm đi mua tên miền trước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)