5. Kết cấu của đề tài
2.4. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng.
Về vấn đề này, điều 11 Nghị định 35 quy định "Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung quyền thương mại
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán - Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng NQTM
Việc quy định nội dung của hợp đồng chỉ mang tính chất gợi mở, không có tính bắt buộc đối với các bên tham gia hợp đồng, "các bên tự do giao kết hợp đồng và thoả thuận nội dung của hợp đồng" [15]. Ngoài những nội dung kể trên các bên chủ thể trong quan hệ NQTM có thể thống nhất và thoả thuận một số điều khoản khác mà các bên cho là quan trọng trong việc ràng buộc nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi của mỗi bên. Các điều khoản này trong chừng mực nhất định nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật thì đều được coi là những điều khoản chính thức của hợp đồng NQTM.
Pháp luật thương mại Việt Nam không ấn định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại, luật Việt Nam chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên lựa chọn mà thôi. Quy định này chỉ cho thấy một điều rõ ràng là các bên chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại hoàn toàn có quyền thoả thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Khi mà pháp luật chuyên ngành không quy định trực tiếp và cũng không đề cập đến luật áp dụng để điều chỉnh thì việc xem xét luật áp dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại dĩ nhiên được vận dụng theo trường hợp như hợp đồng dân sự nói chung - nghĩa là theo Điều 769 BLDSVN 2005. Cụ thể là nội dung của hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà các bên chủ thể thoả thuận áp dụng. Nếu các bên chủ thể không thoả thuận pháp luật áp dụng thì nội dung hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Đặt tình huống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh nội
dung hợp đồng nhượng quyền thương mại là pháp luật Việt Nam thì với quy định của Điều 11 Nghị định 35 cho thấy rằng pháp luật Việt Nam cũng chỉ "gợi mở" một số điều khoản nên đưa vào nội dung hợp đồng mà không mang tính bắt buộc các bên chủ thể. Căn cứ vào tinh thần của các Điều 4, Điều 122 BLDSVN 2005 thì theo pháp luật Việt Nam, nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ được coi là hợp pháp nếu không vi phạm các điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Việt Nam.
2.4.1. Đối tƣợng của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Đối tượng của hợp đồng NQTM chính là quyền thương mại, như vậy theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam thì đối tượng hợp đồng NQTM được hiểu như sau (K6.Đ3.NĐ35):
Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc tất cả các quyền sau đây:
Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống cho bên nhượng quyền quy định và gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Quyền được bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền sơ cấp
quyền thương mại chung.
Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp lại cho bên nhận quyền thứ
cấp theo hợp đồng NQTM chung.
Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương
mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Trong đó, cần thấy rằng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không phải bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào cũng được phép tiến hành nhượng "quyền thương mại". LTMVN 2005 và Nghị định 35 quy định hàng hoá, dịch
vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại phải là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣợng quyền thƣơng mại
Về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh NQTM do các bên tự thoả thuận và những thoả thuận này sẽ có hiệu lực nếu chúng không vi phạm điều cấm của pháp luật. Ở đây, pháp luật chỉ đưa ra một số quy định mang tính chất chung nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, nhất là loại hợp đồng mang tính chất phức tạp như hợp đồng NQTM.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, từ điều 286 đến điều 289 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Vấn đề này khá phức tạp do phụ thuộc vào thoả thuận rất đa dạng giữa các bên, do đó pháp luật buộc phải dự liệu rất nhiều trường hợp khác nhau để từ đó điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên một cách đầy đủ. Sự cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại có vai trò ảnh hưởng quyết định tới đến hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu tranh chấp giữa các bên.
Nếu các bên không thoả thuận được, theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM được pháp luật quy định như sau:
2.4.2.1. Quyền của bên nhượng quyền
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Trong các quyền nêu trên của bên nhượng quyền, ta thấy pháp luật không quy định cụ thể quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với toàn hệ thống NQ nói chung và trong quan hệ đối với từng bên nhận quyền trong từng hợp đồng nói riêng. Việc giới hạn phạm vi kiểm soát cũng như cách thức kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong trường hợp bên nhượng quyền lợi dụng và lạm dụng quyền kiểm soát để gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp pháp luật không có quy định thì các bên phải tự thiết kế các điều khoản để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia vào quan hệ hợp đồng NQTM.
2.4.2.2. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền.
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền.
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Có thể nói hợp đồng NQTM mang tính chất của một hợp đồng gia nhập [17], trong đó bên nhượng quyền đưa ra thông tin, yêu cầu và bên nhận quyền chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận. Sự thoả thuận lại một số điều khoản trong một hợp đồng đã soạn sẵn trước của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền ít khi được chấp nhận. Chính vì vậy, pháp luật điều chỉnh NQTM yêu cầu bên nhượng quyền phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, hỗ trợ đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ cho bên nhận quyền là cần thiết. Nghĩa vụ này của bên nhượng quyền sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh của bên nhận quyền. Chẳng hạn pháp luật về NQTM của cộng đồng châu Âu coi nghĩa vụ chính của bên nhượng quyền là việc đảm bảo cho bên nhận quyền được khai thác quyền thương mại một cách hợp pháp và thuận lợi nhất. Đồng thời bên nhượng quyền không được tự ý nhượng quyền lại cho bên thứ ba trong phạm vi lãnh thổ của bên nhận quyền. Trong khi đó luật về NQTM của Austria lại quy định một cách tập trung, rõ ràng nghĩa vụ trợ giúp, cung cấp, hướng dẫn, nâng cấp công nghệ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng NQTM [17].
2.4.2.3. Quyền của thương nhân nhận quyền
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
-Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Đây là hai quyền cơ bản của bên nhận quyền, theo quy định này chỉ mang tính chất định hướng, không có những quy định vạch ra những giới hạn
cụ thể hay những điều kiện cụ thể để thực hiện các quyền này. Theo pháp luật về NQTM của cộng đồng châu Âu còn ấn định thêm một số quyền cho bên nhận quyền như: quyền được từ chối mua nguyên vật liệu hoặc hàng hoá từ một nguồn được bên nhượng quyền chỉ định nếu việc mua hàng đó không ảnh hưởng đến tính hệ thống của hoạt động NQTM, quyền được tự do ấn định giá bản lẻ hàng hoá, dịch vụ… Ngoài ra, theo pháp luật Austria còn quy định thêm quyền đối với bên nhận quyền là được yêu cầu thay đổi phí nhượng quyền khi có sự biến động về tình hình kinh tế - xã hội.
2.4.2.4. Nghĩa vụ thương nhân nhận quyền
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) thuộc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Đây chính là những điều kiện mà bên nhận quyền phải chấp nhận khi tham gia vào quan hệ hợp đồng NQTM. Nếu bên nhận quyền không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ hợp đồng NQTM có thể bị chấm dứt bất cứ lúc nào. Nhóm nghĩa vụ của bên nhận quyền thể hiện đầy đủ nhất các đặc tính cơ bản của NQTM [17]. Theo pháp luật của cộng đồng chung châu Âu cũng như Austria thì một nghĩa vụ rất quan trọng của bên nhận quyền chính là không được tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quan hệ với người thứ ba trong một lĩnh vực kinh doanh nếu lĩnh vực ấy có tính chất cạnh tranh với bên nhượng quyền.
2.4.3. Phí nhƣợng quyền
Phí nhượng quyền là khoản tiền mà bên nhận phải trả cho bên nhượng để được sử dụng quyền thương mại và phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đây không phải là giá của quyền thương mại mà thực chất là khoản tiền được trả cho chủ sở hữu để được sử dụng, khai thác công dụng của "quyền thương mại" trong một khoảng thời gian và trong một phạm vi nhất định.
Khi kinh doanh NQTM, bên nhượng quyền sẽ được nhận các khoản phí từ bên nhận quyền gồm phí ban đầu, phí hàng tháng và các khoản phí khác. Phí ban đầu chính là khoản phí để đào tạo, chuyển giao công thức cho bên nhận quyền, loại phí này thường chỉ được tính một lần. Phí hàng tháng là loại phí mà bên nhận quyền phải trả cho việc duy trì và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền và những dịch vụ hỗ trợ mang tính tiếp diễn liên tục như đào tạo, huấn luyện nhân viên, tiếp thị, nghiên cứu phát triển, sản phẩm mới, phí này có thể là một khoản cố định hoặc được tính theo % doanh số bên nhận quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền còn nhận được một số khoản phí khác như phí quảng cáo, tiếp thị, tiền thuê tài sản, các khoản phí này rất đa dạng và có thể phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến NQTM.
Ví dụ, phí nhượng quyền ban đầu để kinh doanh Phở 24 là từ 20.000 đến 25.000 USD, sau đó là từ 2-3% tổng doanh thu hàng năm. Phí nhượng quyền ban đầu ở Trung Nguyên được xác định trên cơ sở của từng hợp đồng cụ thể mà không có một mức phí nhất định áp dụng chung cho tất cả hợp đồng. Sở dĩ như vậy, vì hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên thực chất tồn tại song song hai hình thức: nhượng quyền phân phối và nhượng quyền công thức. Đối với nhượng quyền phân phối thì mức phí mà Trung Nguyên áp dụng dao động từ 20.000.000 - 50.000.000 VNĐ/năm, tuỳ từng hợp đồng cụ thể, phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như khu vực kinh doanh của bên nhận quyền. Ước tính hiện nay Trung Nguyên có khoảng hơn 1000 hợp đồng theo dạng này, phân bố ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Còn đối với mô hình nhượng quyền cao cấp của Trung Nguyên, mà lấy mô hình quán đầu tiên được nhượng quyền ở Singgapore làm hình mẫu thì có khoảng 34 quán theo mô hình này, và hơn 30 quán ở nước ngoài, đây chính là mô hình nhượng quyền mà Trung Nguyên sẽ hướng tới trong tương lai, thu hẹp dần các quán nhượng quyền phân phối. Phí nhượng quyền của mô hình mới này cũng cao gấp nhiều lần so với nhượng quyền phân phối, khoảng 15.000 - 30.000 USD. Ngoài ra, hàng tháng bên nhận quyền phải trả phí hoạt động cho Trung Nguyên, phí này khoảng 5% tổng doanh thu hàng tháng từ tất cả thức uống được bán tại đại lý. Khoản phí này cùng với ngân sách marketing hàng năm của công ty sẽ được dùng để tổ chức các hoạt động quảng bá chung, nhằm tạo sự thu hút cho chuỗi quán cà phê Trung Nguyên như: tổ chức khuyến mãi, mở các lớp đào tạo, thực hiện các vật phẩm mới hỗ trợ bên nhận quyền.
2.4.4. Thời hạn, gia hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi chấm dứt hợp đồng, thời hạn này do các bên thoả thuận phù hợp với mục đích và hoàn cảnh các bên và các quy định pháp luật. Tuy pháp luật các
nước không quy định trực tiếp thời hạn hợp đồng là bao lâu nhưng một số quốc gia có quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng như Mỹ là 5 năm, Trung Quốc là 3 năm.
Trong thời hạn hợp đồng hoặc khi hợp đồng hết hạn các bên có thể thoả thuận gia hạn hợp đồng, thời hạn gia hạn cũng do các bên thoả thuận phù hợp