5. Kết cấu của đề tài
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhƣợng quyền
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam thƣơng mại ở Việt Nam
Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, mục 4.1.1. Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCCNMT ngày 12/07/1999 đã đề cập đến "hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng anh gọi là franchise". Tiếp đó, Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ cũng đề cập đến hoạt động chuyển giao công nghệ. Theo điều 4 khoản 6 Nghị định này, cấp phép đặc quyền kinh doanh là hoạt động trong đó "bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết kinh doanh của bên giao để tiến hành hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại". Điều 755 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định rằng cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong những đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là những sự ghi nhận đầy tiên về NQTM trong pháp luật Việt Nam.
Với sự ra đời của Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực ngày 01/01/2006), NQTM chính thức được công nhận là luật hoá trong 8 điều, từ điều 248 đến điều 291. Ngày 31/03/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM (sau đây gọi tắt là Nghị định số 35/2006/NĐ-CP). Ngày 25/05/2006, Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM (sau đây gọi là Thông tư số 09/2006/TT/BTM).
Ngày 16/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2011/NĐ- CP để hướng dẫn, sửa đổi một số vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
Các văn bản này đã điều chỉnh một cách cơ bản các vấn đề NQTM. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của mình, hoạt động NQTM còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật cạnh tranh, và các quy định pháp luật khác có liên quan (như pháp luật về dịch vụ phân phối, pháp luật về thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật về phá sản, pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chào bán quyền thương mại, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự,…)
Như vậy khung pháp lý cơ bản cho hoạt động NQTM đã được hình thành mặc dù còn sơ sài nhưng đã tạo cơ sở cho NQTM phát triển tại Việt Nam. Ở các nước trên thế giới, mức độ điều chỉnh hoạt động NQTM có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm và đặc điểm riêng của từng nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của NQTM, thì xu hướng chung của các nước trên thế giới đã xây dựng những văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động NQTM. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật để điều chỉnh riêng về NQTM. Sự khác biệt này của Việt Nam so với một số nước phát triển chỉ là sự khác biệt về kỹ thuật lập pháp.