Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh nhượng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 45)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh nhượng

nhƣợng quyền thƣơng mại

Về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh NQTM do các bên tự thoả thuận và những thoả thuận này sẽ có hiệu lực nếu chúng không vi phạm điều cấm của pháp luật. Ở đây, pháp luật chỉ đưa ra một số quy định mang tính chất chung nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, nhất là loại hợp đồng mang tính chất phức tạp như hợp đồng NQTM.

Theo Luật Thương mại Việt Nam, từ điều 286 đến điều 289 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Vấn đề này khá phức tạp do phụ thuộc vào thoả thuận rất đa dạng giữa các bên, do đó pháp luật buộc phải dự liệu rất nhiều trường hợp khác nhau để từ đó điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên một cách đầy đủ. Sự cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại có vai trò ảnh hưởng quyết định tới đến hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu tranh chấp giữa các bên.

Nếu các bên không thoả thuận được, theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM được pháp luật quy định như sau:

2.4.2.1. Quyền của bên nhượng quyền

- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại

- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Trong các quyền nêu trên của bên nhượng quyền, ta thấy pháp luật không quy định cụ thể quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với toàn hệ thống NQ nói chung và trong quan hệ đối với từng bên nhận quyền trong từng hợp đồng nói riêng. Việc giới hạn phạm vi kiểm soát cũng như cách thức kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong trường hợp bên nhượng quyền lợi dụng và lạm dụng quyền kiểm soát để gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp pháp luật không có quy định thì các bên phải tự thiết kế các điều khoản để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia vào quan hệ hợp đồng NQTM.

2.4.2.2. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền.

- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại.

- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền.

- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền

- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Có thể nói hợp đồng NQTM mang tính chất của một hợp đồng gia nhập [17], trong đó bên nhượng quyền đưa ra thông tin, yêu cầu và bên nhận quyền chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận. Sự thoả thuận lại một số điều khoản trong một hợp đồng đã soạn sẵn trước của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền ít khi được chấp nhận. Chính vì vậy, pháp luật điều chỉnh NQTM yêu cầu bên nhượng quyền phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, hỗ trợ đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ cho bên nhận quyền là cần thiết. Nghĩa vụ này của bên nhượng quyền sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh của bên nhận quyền. Chẳng hạn pháp luật về NQTM của cộng đồng châu Âu coi nghĩa vụ chính của bên nhượng quyền là việc đảm bảo cho bên nhận quyền được khai thác quyền thương mại một cách hợp pháp và thuận lợi nhất. Đồng thời bên nhượng quyền không được tự ý nhượng quyền lại cho bên thứ ba trong phạm vi lãnh thổ của bên nhận quyền. Trong khi đó luật về NQTM của Austria lại quy định một cách tập trung, rõ ràng nghĩa vụ trợ giúp, cung cấp, hướng dẫn, nâng cấp công nghệ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng NQTM [17].

2.4.2.3. Quyền của thương nhân nhận quyền

- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

-Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Đây là hai quyền cơ bản của bên nhận quyền, theo quy định này chỉ mang tính chất định hướng, không có những quy định vạch ra những giới hạn

cụ thể hay những điều kiện cụ thể để thực hiện các quyền này. Theo pháp luật về NQTM của cộng đồng châu Âu còn ấn định thêm một số quyền cho bên nhận quyền như: quyền được từ chối mua nguyên vật liệu hoặc hàng hoá từ một nguồn được bên nhượng quyền chỉ định nếu việc mua hàng đó không ảnh hưởng đến tính hệ thống của hoạt động NQTM, quyền được tự do ấn định giá bản lẻ hàng hoá, dịch vụ… Ngoài ra, theo pháp luật Austria còn quy định thêm quyền đối với bên nhận quyền là được yêu cầu thay đổi phí nhượng quyền khi có sự biến động về tình hình kinh tế - xã hội.

2.4.2.4. Nghĩa vụ thương nhân nhận quyền

- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

- Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) thuộc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Đây chính là những điều kiện mà bên nhận quyền phải chấp nhận khi tham gia vào quan hệ hợp đồng NQTM. Nếu bên nhận quyền không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ hợp đồng NQTM có thể bị chấm dứt bất cứ lúc nào. Nhóm nghĩa vụ của bên nhận quyền thể hiện đầy đủ nhất các đặc tính cơ bản của NQTM [17]. Theo pháp luật của cộng đồng chung châu Âu cũng như Austria thì một nghĩa vụ rất quan trọng của bên nhận quyền chính là không được tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quan hệ với người thứ ba trong một lĩnh vực kinh doanh nếu lĩnh vực ấy có tính chất cạnh tranh với bên nhượng quyền.

2.4.3. Phí nhƣợng quyền

Phí nhượng quyền là khoản tiền mà bên nhận phải trả cho bên nhượng để được sử dụng quyền thương mại và phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đây không phải là giá của quyền thương mại mà thực chất là khoản tiền được trả cho chủ sở hữu để được sử dụng, khai thác công dụng của "quyền thương mại" trong một khoảng thời gian và trong một phạm vi nhất định.

Khi kinh doanh NQTM, bên nhượng quyền sẽ được nhận các khoản phí từ bên nhận quyền gồm phí ban đầu, phí hàng tháng và các khoản phí khác. Phí ban đầu chính là khoản phí để đào tạo, chuyển giao công thức cho bên nhận quyền, loại phí này thường chỉ được tính một lần. Phí hàng tháng là loại phí mà bên nhận quyền phải trả cho việc duy trì và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền và những dịch vụ hỗ trợ mang tính tiếp diễn liên tục như đào tạo, huấn luyện nhân viên, tiếp thị, nghiên cứu phát triển, sản phẩm mới, phí này có thể là một khoản cố định hoặc được tính theo % doanh số bên nhận quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền còn nhận được một số khoản phí khác như phí quảng cáo, tiếp thị, tiền thuê tài sản, các khoản phí này rất đa dạng và có thể phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến NQTM.

Ví dụ, phí nhượng quyền ban đầu để kinh doanh Phở 24 là từ 20.000 đến 25.000 USD, sau đó là từ 2-3% tổng doanh thu hàng năm. Phí nhượng quyền ban đầu ở Trung Nguyên được xác định trên cơ sở của từng hợp đồng cụ thể mà không có một mức phí nhất định áp dụng chung cho tất cả hợp đồng. Sở dĩ như vậy, vì hệ thống nhượng quyền Trung Nguyên thực chất tồn tại song song hai hình thức: nhượng quyền phân phối và nhượng quyền công thức. Đối với nhượng quyền phân phối thì mức phí mà Trung Nguyên áp dụng dao động từ 20.000.000 - 50.000.000 VNĐ/năm, tuỳ từng hợp đồng cụ thể, phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như khu vực kinh doanh của bên nhận quyền. Ước tính hiện nay Trung Nguyên có khoảng hơn 1000 hợp đồng theo dạng này, phân bố ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Còn đối với mô hình nhượng quyền cao cấp của Trung Nguyên, mà lấy mô hình quán đầu tiên được nhượng quyền ở Singgapore làm hình mẫu thì có khoảng 34 quán theo mô hình này, và hơn 30 quán ở nước ngoài, đây chính là mô hình nhượng quyền mà Trung Nguyên sẽ hướng tới trong tương lai, thu hẹp dần các quán nhượng quyền phân phối. Phí nhượng quyền của mô hình mới này cũng cao gấp nhiều lần so với nhượng quyền phân phối, khoảng 15.000 - 30.000 USD. Ngoài ra, hàng tháng bên nhận quyền phải trả phí hoạt động cho Trung Nguyên, phí này khoảng 5% tổng doanh thu hàng tháng từ tất cả thức uống được bán tại đại lý. Khoản phí này cùng với ngân sách marketing hàng năm của công ty sẽ được dùng để tổ chức các hoạt động quảng bá chung, nhằm tạo sự thu hút cho chuỗi quán cà phê Trung Nguyên như: tổ chức khuyến mãi, mở các lớp đào tạo, thực hiện các vật phẩm mới hỗ trợ bên nhận quyền.

2.4.4. Thời hạn, gia hạn hợp đồng

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi chấm dứt hợp đồng, thời hạn này do các bên thoả thuận phù hợp với mục đích và hoàn cảnh các bên và các quy định pháp luật. Tuy pháp luật các

nước không quy định trực tiếp thời hạn hợp đồng là bao lâu nhưng một số quốc gia có quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng như Mỹ là 5 năm, Trung Quốc là 3 năm.

Trong thời hạn hợp đồng hoặc khi hợp đồng hết hạn các bên có thể thoả thuận gia hạn hợp đồng, thời hạn gia hạn cũng do các bên thoả thuận phù hợp điều kiện hoàn cảnh của mình. Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn hợp đồng do các bên thoả thuận và khi hết thời hạn các bên có thể thoả thuận để gia hạn thực hiện hợp đồng (Đ13.NĐ35).

Theo hợp đồng của Trung Nguyên thì khi gia hạn hợp đồng, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí và phải thông báo bằng văn bản cho bên Trung Nguyên trước một thời hạn nhất định. Nếu hai bên đồng ý gia hạn thì sẽ tiếp tục ký bản hợp đồng NQTM mới, trong đó chủ yếu có sự thay đổi về điều khoản phí… Ví dụ Hợp đồng cấp quyền kinh doanh số 09/NQTM/TN thì thời hạn gia hạn là 05 năm, trong đó quy định bên nhận quyền sẽ tự bỏ vốn và chi phí cần thiết để cải tiến theo thiết kế trong và bên ngoài, cách phối màu, trang thiết bị phù hợp với thời điểm gia hạn.

2.4.5. Thay đổi hợp đồng

Trong kinh doanh không ai có thể lường trước được những thay đổi về việc kinh doanh của mình. Mặt khác những thay đổi đó không chỉ lần một, lần hai mà có thể rất nhiều lần, trong những trường hợp đó các bên không thể cùng nhau thoả thuận soạn thảo lại một hợp đồng mới. Vì vậy thay đổi hợp đồng được đặt ra như một giải pháp toàn diện, các bên có thể sửa đổi các điều kiện không còn phù hợp trong hợp đồng mà không cần huỷ bỏ hợp đồng gốc, điều này được hầu như các quốc gia ủng hộ và quy định. Khi hợp đồng thay đổi thì quyền và nghĩa vụ các bên cũng thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của hợp đồng.

2.4.6. Tạm dừng hợp đồng

Trong nhiều trường hợp, do có lý do chính đáng mà một hoặc hai bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thoả thuận tạm dừng thực hiện hợp đồng. Nhưng việc tạm dừng này chỉ trong một thời gian nhất định để các bên khắc phục hoàn cảnh. Hết thời hạn này các bên phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu hết hạn tạm dừng mà hai bên thoả thuận không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì coi như hợp đồng chấm dứt.

2.4.7. Chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng NQTM được coi như một điều khoản quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi ích các chủ thể trong hợp đồng cũng như những chủ thể liên quan khác. Chấm dứt hợp đồng NQTM gồm chấm dứt thông thường và chấm dứt bất thường, trong đó chấm dứt thông thường chính là việc hợp đồng NQTM chấm dứt khi hết hạn thực hiện hợp đồng, ngược lại chấm dứt bất thường là việc hợp đồng NQTM chấm dứt khi chưa hết thời hạn trong hợp đồng mà một trong hai bên phá sản hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Dù hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào đi nữa thì hậu quả pháp lý gây ra là các bên phải thanh toán tất cả các quyền và nghĩa vụ với nhau. Vì hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng dân sự nên nó cũng sẽ chấm dứt nếu xảy ra một trong các trường hợp như: hợp đồng đã hoàn thành; theo thoả thuận các bên; hợp đồng bị huỷ bỏ, đơn phương chấm dứt; hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng hợp đồng không còn; các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Mặt khác, Đ16 NĐ35 quy định trong các trường hợp sau, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:

- Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong trường hợp bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

- Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu: + Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị theo quy định pháp luật phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức NQTM.

+ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quyết định của pháp luật Việt Nam.

+ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống NQTM.

+ Bên nhận quyền không khắc phục được những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng NQTM trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được những thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.

Dẫn chiếu đến hợp đồng số 27/TN/NQTM theo Đ20, ngoài những trường hợp trên thì Trung Nguyên có thể chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau như: bên nhận quyền ngừng hoạt động trong thời gian 40 ngày liên tiếp hoặc không thể mở quán hoạt động trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; trừ lý do thiên tai, hoả hoạn, các thảm hoạ tự nhiên khác hoặc được công ty Trung Nguyên cho phép bằng văn bản; việc tiếp tục kinh doanh của bên nhận quyền làm tổn hại đến uy tín, gây hậu quả cho việc kinh doanh của Trung

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Trung Nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)