Nhóm giải pháp về phía các DNVVN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 103)

Bên cạnh các giải pháp từ phía Nhà nước, bản thân các DNVVN cũng phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện mình cho phù hợp với sự phát triển. Phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, biết gắn lợi ích của DN với lợi ích của người tiêu dùng. Có như vậy khu vực DNVVN mới từng bước tạo được niềm tin đối với

97

xã hội, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, các tổ

chức, cơ quan nhà nước khác.

3.4.2.1. Giải pháp về chiến lược kinh doanh.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới hiện nay, để chủ động thích ứng với cạnh tranh ngày càng gay gắt thì xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý là một trong những vấn đề quan trọng mang tính sống còn của mỗi DN.

- Để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý đòi hỏi mỗi chủ DN phải có

được đầy đủ thông tin về những vấn đề như: Mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành mà DN tham gia trong tương lai, kết quả phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, các chỉ tiêu về thị trường, sản phẩm, khách hàng... Các vấn đề đó là những căn cứ xây dựng chiến lược phát triển sản xuất trong tương lai của DN.

- Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh cần xây dựng một số chiến lược sau:

+ Chiến lược sản phẩm của DN, nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Muốn thực hiện được điều này thì DN phải không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã chủng loại...

Các DNVVN Yên Bái cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của tỉnh trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh. Nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu trước hết đối với mặt hàng chủ lực như: chè, quế, gỗ,... tạo cho những mặt hàng này có khả năng cạnh tranh với hàng cùng loại trên thị trường; phát triển mạnh xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường nước ngoài.

Doanh nghiệp cần quán triệt sâu sắc việc coi trong chiến lược sản phẩm gắn với đổi mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm. Sản phẩm phải đảm bảo thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường về

98

+ Về giá bán: Giá bán liên quan trực tiếp đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, trong mỗi thời kỳ thì giá bán cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Do vậy, DN phải đưa ra giá bán phù hợp với từng thời kỳ. Ngoài ra DN cần phải có nhiều mức giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

3.4.2.2. Giải pháp về phát triển hệ thống kênh phân phối.

Về phân phối và tổ chức bán hàng: Sản phẩm được phân phối qua hai kênh trực tiếp và gián tiếp, DN có thể sử dụng cả hai kênh, nhưng tỷ lệ như thế nào tùy thuộc vào chi phí và mức độ thâm nhập thị trường của mỗi kênh.

Các DN cần áp dụng một số biện pháp sau để phát triển kênh phân phối: + Tham gia hội chợ, triển lãm.

+ Mở rộng mạng lưới bán hàng. + Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng.

+ Xây dựng các chi nhánh nhằm thu được thông tin chính xác, kịp thời về giá cả, chất lượng, điều kiện giao hàng...

+Thực hiện liên kết với các bạn hàng truyền thống để họ có thể giúp đỡ về

vấn đề thông tin.

+ Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ cung cấp thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.

+ Áp dụng thương mại điện tử sẽ tiết kiệm chi phí; giảm bớt rào cản; quảng cáo trực tuyến với khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới... Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thểđược tiến hành từng bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở

trang Web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục

đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng. Để

99

động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO 9000, ISO 14.000... vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hoá sản phẩm và chất lượng.

3.4.2.3. Giải pháp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

Minh bạch hoá một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, công bố những thông số kỹ thuật mà khách hàng được sử dụng

đây cũng là một biện pháp quảng cáo chất lượng sản phẩm dịch vụđến khách hàng. Các DNVVN cần có kế hoạch đầu tư đổi mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại đểđảm bảo sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng. Các DNVVN cần phát huy tính linh hoạt trong kinh doanh, phát triển những sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng ngoài những sản phẩm, dịch vụ truyền thống đã bắt đầu bão hoà. Ngoài ra cần chú ý đến việc cung cấp những dịch vụđi kèm sẽ làm tăng thị hiếu của người tiêu dùng.

Các DNVVN cũng phải chú ý đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2.4. Giải pháp về giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng DN, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể

nhằm tìm cách tối thiểu hoá chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý DN. Ngoài ra, từng thành viên trong DN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng cao trình độ

chuyên môn, trình độ tay nghề.

Với hiện trạng và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay đã dẫn tới tình trạng

định mức tiêu hao và chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sữa chữa, bảo dưỡng. Do đó cần đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới, công nghệđảm bảo sản phẩm phải có tính cạnh tranh, chi phí thấp.

100

+ Về tài chính: Cần phải có một chiến lược tài chính lâu dài, có độ chính xác cao, điều này sẽ làm cho DN chủđộng trong việc huy động vốn.

+ Về lao động: Cần có chiến lược thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ và tay nghề cao thông qua các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được việc

đó cần áp dụng một số biện pháp sau:

* Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có

ở DN. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ nhân viên không

đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo bồi dưỡng.

* Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với DN bằng các chính sách như: Đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chếđộ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của DN.

* Tiêu chuẩn hoá cán bộ, lao động trong DN. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do

đó, tiêu chuẩn hoá cán bộ phải cụ thể hoá đối với từng ngành nghề, từng loại công việc cụ thể và phải đáp ứng được yêu cầu phát triển quản lý kinh doanh trong từng thời kỳ. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ

quản trị kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

* Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật

101

pháp quốc tế. Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sựđiều chỉnh lao động trong nội bộ DN.

+Về quan hệ với bạn hàng: Để tồn tại được DN phải có mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng, đại lý... Những mối quan hệ này ngày càng quan trọng vì nó sẽ tạo ra những mối quan hệ lâu dài, giúp DN có thể học hỏi được kinh nghiệm, xác lập được vị trí của DN trên thương trường.

+ Trong thời gian qua khu vực DNVVN Yên Bái chưa chú trọng đến hoạt

động maeketing nên thường bị lúng túng khi thị trường đầu ra có sự thay đổi. Để

nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, DN cần phải xây dựng một chiến lược marketing phù hợp giúp cho sản phẩm và dịch vụ có thể đến được tay người tiêu dùng và kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa của DN. Ngoài ra DN phải chú trọng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Để hạn chế nó DN cần thực hiện một số giải pháp sau :

* Thâm nhập vào thị trường từng bước để đánh giá được phản ứng của thị

trường đối với sản phẩm của DN đểđiều chỉnh cho phù hợp.

* Đa dạng hóa sản phẩm, ngành nghề kinh doanh để hỗ trợ cho nhau. Cần tập trung một số sản phẩm chính có khả năng thu lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro.

* Liên kết với những DN để mua các yếu tốđầu vào và tiêu thụ sản phẩm để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tận dụng được lợi thế của nhau, hạn chế rủi ro.

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài.

Đây là phương thức tốt nhất để huy động vốn, công nghệ hiện đại vào đầu tư phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời đây là cách tiếp cận, học hỏi phương pháp quản lý mới của các nước tiên tiến.

+ Các DN phải chủđộng đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại, tăng cường áp dụng công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Các DN cũng cần có sự liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau. Sự hợp tác liên kết giữa các DN thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những khó khăn về

102

+ Xây dựng và phát triển thương hiệu: Với các DNVVN nên xây dựng cho mình chiến lược thương hiệu dòng sản phẩm. Sử dụng các hình thức quảng cáo, chào hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình, internet...) nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của DN....

3.4.2.5. Các giải pháp khác.

- Nhóm giải pháp về quản trị:

+ Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh cho các giám đốc và cán bộ

quản lý trong các DNVVN. Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân là khả năng lãnh đạo và năng lực quản lý. Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan, các tổ

chức hữu quan; nhưng trong đó sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại. Đó là: Kỹ

năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc doanh nghiệp; quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán và giao tiếp với công chúng; kỹ năng quản lý thời gian.

+ Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong DNVVN. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Các DNVVN đều phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, ngược lại, DN sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các DNVVN cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng sau đây: Kỹ năng phân tích kinh doanh; dự đoán và

định hướng chiến lược; lý thuyết và kỹ năng quản trị chiến lược; quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Các DN còn rất yếu về liên kết nhóm, rời rạc không có hợp tác đã làm suy yếu lẫn nhau. Cần phải tăng cường liên kết nhóm để tăng cường khả năng cạnh tranh cho các DN thành viên của nhóm liên kết. Sự liên kết nhóm trên phạm vi địa phương, quốc gia sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh.

103

+ DN cần chủđộng tham gia các hiệp hội, để hỗ trợ hợp tác nhau trong việc trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại, liên kết kinh doanh.

- Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của DNVVN với những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như: Năng lực về ngoại ngữ; kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế; giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh; thông lệ và hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử. Các DN cần phải xây dựng được hệ thống thông tin như: Thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường, thông tin về hệ thống giao thông vận tải...

3.5. Một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành, tỉnh.

- Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ, ngành, tỉnh trong quá trình thúc

đẩy sự phát triển của các DNVVN trên địa bàn. Bao gồm:

+ Thiết lập chiến lược phát triển, mục tiêu, vai trò cho DNVVN trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để các DNVVN trên địa bàn tỉnh có hướng phát triển và nỗ

lực tốt hơn.

+ Tỉnh Yên Bái hàng năm tăng cường nguồn cho Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp, giúp DN từng bước đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất. Hướng dẫn các DN rà soát, đánh giá chiến lược kinh doanh, phương án sản xuất. Mặt khác, tăng cường hỗ trợđào tạo nghề, hỗ trợ tuyển dụng lao động và môi giới lao động cho các DN.

+ UBND Tỉnh Yên Bái cần phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các DNVVN trên địa bàn thực hiện đăng ký

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 103)