Tình hình phát triển và vai trò của các DNVVN tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 47)

Tình hình phát triển của hệ thống DN tỉnh Yên Bái nói chung và DNVVN nói riêng trong thời gian qua có những đặc điểm sau:

Th nht, DN trên địa bàn tnh Yên Bái tăng nhanh v s lượng:

Khu vực DN của tỉnh Yên Bái vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong GDP nhưng sự

phát triển của các DN đã góp phần đáng kể trong tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Về số lượng DN: Theo kết quảđiều tra DN năm 2012 thì toàn tỉnh Yên Bái

đến thời điểm 31/12/2012 có 988 DN. Trong đó có 976 DNVVN, chiếm 98,78%/tổng số (phân theo qui mô lao động). So với năm 2008 tăng 34%, trong đó DNVVN tăng 35,34%. Bình quân giai đoạn (2008-2012) tăng 7,86%/năm. Cơ cấu giữa các loại hình DN cũng có sự thay đổi lớn. Đó là số lượng các DNNN là 25 DN (20 DNVVN), bằng 69,44% so với thời kỳ năm 2008 và chỉ chiếm tỉ trọng là 2,53%/tổng số DN; các DN ngoài nhà nước là 955 DN (938 DNVVN), tăng 38,00% so với năm 2008 và chiếm tỉ trọng 96,66%; DN có vốn đầu tư nước ngoài là 8 DN (7 DNVVN), tăng 33,33% so với năm 2008 và chiếm tỉ trọng 0,81%.

Xét theo cơ cấu ngành thì: nông nghiệp có 18 DN (17 DNVVN), chiếm tỉ

trọng 1,82% tổng số, tăng 5,88% so với năm 2008; công nghiệp có 320 DN (305 DNVVN), chiếm 32,39%, tăng 33,33% so với năm 2008; xây dựng có 210 DN (206 DNVVN), chiếm 20,65%, tăng 65,85% so với năm 2008; ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, dịch vụ, vận tải có 440 DN (437 DNVVN) chiếm 45,14%, tăng 25,99% so với năm 2008 (xem bảng 2.1 và hình 2.1;2.2; 2.3).

41

Hình 2.1. Biểu đồ sự phát triển DNVVN Yên Bái theo ngành kinh tế qua các năm

(2008- 2012).

Hình 2.2. Cơ cấu DNVVN năm 2012 phân theo loại hình DN.

Hình 2.3. Cơ cấu DNVVN năm 2012 phân theo ngành kinh tế

Bng 2.1. S lượng doanh nghip và DNVVN ( theo qui mô lao động) tnh Yên Bái ( 2008-2012) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DN 734 713 797 780 927 910 950 931 988 965 Ch ia theo loại hình DN DN nhà nước 36 33 32 30 32 30 27 25 25 20 DN ngoài nhà nước 692 674 757 742 888 873 914 899 955 938 DN có vốn đầu tư nước ngoài 6 6 8 8 7 7 9 9 8 7 Chia theo ngành kinh tế

42 Nông, lâm nghiệp, Thủy sản 17 17 20 20 9 9 26 26 18 17 Công nghiệp 240 227 273 266 311 306 357 351 320 305 Xây dựng 123 123 152 152 190 190 212 212 210 206 Thương mại, dịch vụ. 354 346 352 342 417 405 355 342 440 437

( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)

- Về số lao động: Bên cạnh việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế các cơ sở

thuộc DN còn góp phần tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho người lao động. Khu vực DN đã thu hút được 30.755 lao động, tăng 4.241 lao động so với năm 2008 (tăng 15,99%). Trong đó lao động trong DNVVN là 24.516 lao động chiếm 79,71% tổng số lao động của khối DN ( xem bảng 2.2 và hình 2.4).

Hình 2.4. Lao động của các DNVVN tỉnh Yên Bái qua các năm (2008-2012)

Bng 2.2. Lao động trong doanh nghip tnh Yên Bái ( 2008-2012).

Đơn vị tính: người Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số lao động ( 31/12) 26.514 23.393 29.191 26.563 31.031 28.266 29.608 26.970 30.755 24.516 Chia theo loại hình DN DN nhà nước 7.043 5.282 5.761 4.518 5.145 4.035 3.253 2.551 5.142 1.419 DN ngoài nhà nước 19.233 17.873 23.147 21.762 25.471 23.816 25.891 23.955 25.107 22.914 DN có vốn đầu tư nước ngoài 238 238 283 283 415 415 464 464 506 183

Chia theo ngành kinh tế

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 716 716 707 707 118 118 1.009 1.009 1.052 621

Công nghiệp 13.654 11.293 13.342 11.661 13.716 12.075 12.782 11.255 12.398 9.530

Xây dựng 7.046 7.046 8.828 8.828 9.741 9.741 8.351 8.351 10.280 8.062

Thương mại, dịch vụ 5.098 4.338 6.314 5.367 7.456 6.332 7.466 6.355 7.025 6.303

43

Trong khối DN thì DN ngoài nhà nước có số lượng lao động nhiều nhất (chiếm 81,63%) nhưng quy mô rất nhỏ (bình quân 26 lao động/DN). Đặc biệt là các DNTN bình quân 14 lao động/DN, các hợp tác xã bình quân 15 lao động/DN.

Xét theo ngành sản xuất kinh doanh thì các DN công nghiệp, xây dựng có quy mô lao động lớn nhất (bình quân 47 lao động/DN). Các DN thương mại, khách sạn nhà hàng, du lịch có quy mô lao động nhỏ 15 lao động/DN).

- Về vốn: Vốn sản xuất kinh doanh của DN trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng rất nhanh qua các năm. Tổng vốn của DN tính đến ngày 31/12/2012 là 13.313 tỷđồng, tăng 86,61% so với năm 2008. Trong đó, vốn của DNVVN là 6.707 tỷđồng, chiếm 50,37%/tổng nguồn vốn, tăng gấp 2,08 lần so với cùng kỳ năm 2008 tương ứng với số tiền là 3.494 tỷđồng. + DNNN là 1.985 tỷ đồng chiếm 14,91% tổng vốn DN của tỉnh, giảm 47,47% so với cùng kỳ năm 2008 tương ứng với số tiền là -1.794 tỷđồng; Vốn của DNVVN chiếm tỷ trọng 37,93% vốn nhà nước, giảm 28,15% so với cùng kỳ năm 2008 tương ứng với số tiền là – 295 tỷđồng.

+ DN ngoài quốc doanh là 10.784 tỷ đồng, chiếm 81,0% tổng nguồn vốn, gấp 3,39 lần cùng kỳ năm 2008 tương ứng với số tiền là 7.604 tỷđồng. Trong đó, vốn của DNVVN là 5.581 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,75% vốn ngoài nhà nước, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2008 tương ứng với số tiền là 3.591 tỷđồng.

+ DN có vốn đầu tư nước ngoài là 544 tỷ đồng, chiếm 4,09% tổng vốn các DN, gấp 3,11 lần cùng kỳ năm 2008 tương ứng với số tiền là 369 tỷđồng. Trong

đó, vốn của DNVVN là 373 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,57% tổng số vốn của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gấp 2,13 lần so với năm 2008 tương ứng với số

tiền là 198 tỷđồng (xem bảng 2.3).

Bng 2.3. Ngun vn ca các doanh nghip Tnh Yên Bái (2008-2012)

Đơn vị tính : Tỷđồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số vốn của DN có đến 31/12 7.134 3.213 9.067 3.303 10.913 5.732 11.257 6.558 13.313 6.707

44 Chia theo loại hình DN DNNN 3.779 1.048 3.381 767 3.171 607 1.978 654 1.985 753 DN ngoài nhà nước 3.180 1.990 5.432 2.282 7.439 5.068 8.853 5.729 10.784 5.581 DN có vốn đầu tư nước ngoài 175 175 254 254 303 57 426 175 544 373

Chia theo ngành kinh tế

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 113 113 128 128 208 208 317 317 327 184

Công nghiệp 4.575 1.613 5.132 800 6.370 2.416 6.174 2.694 7.578 2.909

Xây dựng 1.012 531 1.418 974 1.631 1.314 1.357 1.254 1.767 1.278

Thương mại, dịch vụ 1.434 956 2.389 1.401 2.704 1.794 3.409 2.293 3.641 2.336

( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)

Th hai,s phát trin nhanh chóng ca các DN trong tnh, đặc bit là các DNVVN trong nhng năm gn đây đã mang li nhng kết qu quan trng:

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.

Thu nhập bình quân của lao động trong các DN cũng tăng lên, nếu như năm 2008là 1,909 triệu đồng/người/tháng, thì năm 2012 là 3,556 triệu đồng/ người/tháng, thu nhập bình quân của người lao động năm 2012 tăng 86,27% so với năm 2008 (xem bảng 2.4).

Bng 2.4. Thu nhp ca người lao động tnh Yên Bái giai đon ( 2008-2012)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số LĐ BQ của DN (người ) 25.344 27.245 29.893 29.274 30.230

Tổng thu nhập của người lao

động năm (triệu đồng)

580.591 886.327 1.120.627 1.078.450 1.289.977

TNBQ 1 người/tháng (triệu đồng) 1,909 2,711 3,124 3,070 3,556

( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)

- Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, cộng đồng DN, doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, số lượng DN tỉnh Yên Bái đã lên đến con số hàng nghìn. Điều đó khẳng định sự phát triển và vai trò to lớn của cộng đồng DN, doanh nhân đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các DN đã đóng góp 67% vào tổng sản phẩm nội tỉnh và trên 60% số thu ngân sách.

Tổng doanh thu thuần của các DN năm 2012 đạt 13.739 tỷ đồng, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2008. Trong đó các DNVVN là 9.470 tỷ đồng, chiếm 68,93%

45

so với tổng doanh thu; tăng gấp 2,35 lần so với năm 2008, tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm từ 2008 - 2012 là 23,68% trong đó DNVVN tăng bình quân 23,81% ( xem bảng 2.5).

Bng 2.5. Doanh thu ca DN tnh Yên Bái ( 2008 – 2012 )

Đơn vị tính: Tỷđồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN

Tổng số 5.850 4.024 7.980 5.167 9.839 7.471 11.600 7.193 13.739 9.470

( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)

- Bên cạnh việc trực tiếp làm ra của cải cho xã hội, các DN đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Năm 2012 nộp ngân sách của DN Yên Bái là 653 tỷđồng, chiếm 54,9% tổng thu ngân sách nội địa tỉnh. Trong đó, DNVVN nộp ngân sách 412 tỷ đồng bằng 63,09% tổng số nộp ngân sách năm 2012 của các DN trên đại bàn tỉnh. (Xem bảng 2.6).

Bng 2.6. Thuế và các khon np ngân sách nhà nước ( 2008-2012)

Đơn vị tính: tỷđồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số DNVVN Tổng số thuế và các khoản nộp NS 249 172 281 182 425 323 427 265 653 412

( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)

Th ba, s lượng DN có s dng công ngh thông tin trong kinh doanh còn quá hn chế, th hin s yếu kém v công ngh và trình độ lao động:

Tính đến hết năm 2012 có 71,25% DN có sử dụng máy tính điện tử (704 DN), chỉ có 17,44% (172 DN) DN có mạng cục bộ (LAN), số DN có kết nối Internet là 295 DN (chiếm 41,90% /tổng số DN có sử dụng máy tính); chỉ có 23 DN có Website (chiếm 2,32%); 0,51% DN có giao dịch thương mại điện tử (5 đơn vị).

46

Đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, số người biết sử dụng máy vi tính trong công việc chiếm tỉ lệ còn rất nhỏ ( khoảng 15,18%).

Về mặt trang bị máy móc thiết bị cũng còn rất hạn chế, bình quân 9,3 lao

động/1 máy vi tính.

Đánh giá tổng quát:

Mặc dù từ năm 2008 - 2013, nền kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh Yên Bái phải đối mặt với những khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, lạm phát, giá cả thế giới tăng cao nhưng hệ thống DN tỉnh Yên Bái nói chung, DNVVN nói riêng đã đạt được kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Nhiều DN đã thích ứng được với cơ chế thị trường, kinh doanh có hiệu quả và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Đội ngũ DN, doanh nhân đã vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu để trụ vững và phát triển. Các DN cũng đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nêu cao ý thức tự lực tự

cường, tổ chức sắp xếp lại sản xuất, từng bước đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ

thuật, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và đẩy mạnh lưu thông hàng hoá. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, doanh nhân đã tạo đà mạnh mẽ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lên trên 65%, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp xuống dưới 35%, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của

đất nước.

Họat động của DNVVN: Chiếm hơn 97,67% tổng số DN sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các DNVVN đóng vai trò rất quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo của địa phương trong thời gian qua. Năm 2012, khu vực DNVVN đã chiếm giữ 50,37% tổng vốn DN, thu hút 79,71% lao động DN; chiếm 68,93% tổng doanh thu, tạo ra 30,81% tổng lợi nhuận và nộp ngân sách trên 63,09% tổng nộp ngân sách của khối DN.

47

Mặc dù có nhiều tiến bộ về tăng trưởng kinh doanh được tăng lên, nhưng so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, DNVVN tỉnh Yên Bái còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập sau đây:

Việc phát triển các DNVVN tỉnh Yên Bái trong thời gian qua, chủ yếu là về

số lượng, tập trung chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại- dịch vụ, chưa coi trọng đến chất lượng, chiều sâu, kinh doanh hiệu quả thấp. Ngành nghề hoạt động hay thay đổi, hoạt động không ổn định, dễ giải thể, ngừng hoạt

động, hiệu quả hoạt động chưa cao. Qua theo dõi tình trạng đăng ký kinh doanh thì thấy có DN vừa thành lập đến lúc giải thể chỉ có 2 tháng. Chính vì vậy cần phải có biện pháp tăng cường kiểm tra để DN thực sự lớn mạnh, hoạt động có hiệu quả.

- Năng lực cạnh tranh của các DNVVN thấp. Đây chính là hậu quả của việc phát triển một cách tự phát, thiếu tính qui hoạch và không chú ý đến yếu tố kỹ thuật công nghệ và lợi thế cạnh tranh.

- Các yếu tốđồng bộ trong phát triển DNVVN chưa tính đến một cách vững chắc như lao động, vốn, thị trường, cơ chế tổ chức quản lý... Do vậy, khi DN được thành lập và hoạt động thì một số điều kiện không đáp ứng được yêu cầu và không theo kịp với thị trường. Thực tế là hơn 97,67% DN trong tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ lại đang trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp, ít có sự liên doanh liên kết. Số DN là thành viên của tập đoàn, tổng công ty chiếm tỉ trọng rất nhỏ (khoảng 1,5%).

- Hoạt động tài chính kém hiệu quả, thiếu an toàn trong kinh doanh. Hầu hết các DN đều hoạt động bằng vốn vay nên phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ.

- Môi trường đầu tư chưa được cải thiện, việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, do vậy, không tạo được động lực và sức cạnh tranh đối với các DN trong tỉnh.

- Đa số DN chưa có chiến lược dài hạn; ít quan tâm nghiên cứu thị trường; chưa coi trọng phát triển, đổi mới quản trị DN, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; còn thiếu thông tin, thiếu sự gắn bó, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các DN cũng như thiếu sự tín nhiệm... nên phát triển thiếu bền vững.

48

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)