Những mặt tồn tại trong việc nâng cao NLCT của DNVVN và nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 84)

nhân.

- Phần lớn các DNVVN Yên Bái là những DN nhỏ và siêu nhỏ, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vốn hoạt động kinh doanh ít. Thiếu vốn, các DNVVN không có điều kiện mở rộng quy mô, lựa chọn mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tưđổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh.

- DNVVN phát triển một cách tự phát, thiếu tính quy hoạch và không chú ý

đến yếu tố kỹ thuật công nghệ và lợi thế cạnh tranh.

- Sự gắn kết giữa các DN lớn và các DNVVN còn kém bền chặt, các DNVVN chưa thực sự là những vệ tinh, thầu phụ cho các DN sản xuất hàng xuất khẩu.

- Chi phí sản xuất, kinh doanh cao, hoạt động tài chính kém hiệu quả; năng lực quản lý, điều hành chưa tốt; chất lượng lao động thấp, thiếu ổn định; công nghệ

và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh còn lạc hậu.

- Hầu hết các DNVVN chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; thiếu thông tin về thị trường; thực hiện các công việc marketing mang tính thời vụ và dựa vào kinh nghiệm bản thân DN; mục tiêu marketing DN là doanh số bán hàng.

78

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, xa thị trường chính, không thu hút được vốn

đầu tư nước ngoài. Do vậy, không tạo được động lực và sức cạnh tranh đối với các DN trong tỉnh.

- Môi trường kinh doanh của DN còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự hỗ trợ cho các DNVVN nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Các DNVVN tỉnh Yên Bái chủ yếu thực hiện phối phối bằng hình thức làm

đại lý cho các DN lớn, ít có sự liên kết giữa các DN sản xuất và DN cung ứng đầu vào kết hợp với bao tiêu sản phẩm.

- Chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nhất là sản phẩm xuất khẩu chưa cao, chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu sản phẩm sản xuất ra dưới dạng nguyên liệu và bán thành phẩm do công nghệ chế biến còn lạc hậu.

- Do chi phí sản xuất cao, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn giá thị trường nên các DN thu được lợi nhuận thấp, thậm chí bị lỗ.

- Thị phần của các DN Tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2008-2012 có xu hướng tăng lên, song mức độ tăng thấp và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và so với cả nước.

Như vậy, có thể khẳng định, NLCT của các DNVVN Yên Bái trên thị trường trong nước và quốc tế là thấp.

Nguyên nhân ca nhng hn chế nêu trên:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh còn chưa được quan tâm, nghiên cứu trong xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển của DN.

+ Công tác nghiên cứu thị trường không được quan tâm. + Trình độ máy móc thiết bị, công nghệ thấp.

+ Năng lực quản lý DN thấp. + Trình độ người lao động yếu.

79

+ Hệ thống phân phối sản phẩm kém.

+ Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn hạn chế… - Nguyên nhân khách quan:

+ Chính sách của nhà nước chưa thống nhất và phù hợp. + Xu hướng thị trường còn thiếu ổn định và hay biến động. + Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao.

+ Kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn.

+ Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn như: môi trường đầu tư chưa được cải thiện, việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế; Hệ thống kết cấu hạ

tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư, cải thiện điều kiện sống của người dân trong vùng; Hệ thống giao thông còn không thuận lợi; Phát triển kinh tế chưa ổn định và vững chắc; phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tiềm năng sẵn có là chính.

80

Chương 3:MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO

NĂNG LC CNH TRANH CA CÁC DNVVN TNH

YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)