Khái quát về kinh tế, văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 44)

2.1.2.1. Đặc điểm về văn hoá – xã hội.

- Dân số: Năm 2012, tổng dân số toàn tỉnh là 765.688 người. Mật độ dân số

bình là 111 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.

-Dân tộc: Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác.

-Nguồn lao động: Năm 2012, số lao động trong độ tuổi là 417.662 người chiếm 54,55% dân số.

38

2.1.2.2 Đặc điểm về kinh tế.

- Yên Bái có các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế

biến: giấy, bột giấy, ván nhân tạo, tinh dầu quế, chè, tinh bột sắn, hoa quả,...

- Nguồn tài nguyên phong phú đa dạng phục vụ sản xuất công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng: đá quý, cao lanh, fenspat, đá xẻốp lát, đá mỹ nghệ, bột cácbonnát canxi, quặng sắt, xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, cát, sỏi...

- Chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh đã được bổ sung, sửa đổi với cơ

chế thông thoáng, thuận tiện và những ưu đãi hơn so với các quy định chung là điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào Yên Bái xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: đường giao thông, trung tâm thương mại, chung cư, công viên...

- Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái có tuyến đường sắt và quốc lộ 70 nối thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Lào Cai chạy qua nên tương đối thuận lợi về giao thông đi lại với các tỉnh bạn. Tuyến quốc lộ 70 sẽđược đầu tư cải tạo, tuyến

đường sắt xuyên Á và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang được xây dựng; đồng thời các tiềm năng về du lịch được đầu tư khai thác, ngành du lịch của tỉnh sẽ phát triển mạnh, với các danh lam và di tích lịch sử nổi tiếng.

2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và KTXH đến năng lực cạnh tranh của DNVVN Tỉnh Yên Bái.

Yên Bái có lợi thếđể phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà,

39

du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ

Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số

và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Những năm gần đây, kinh tế Tỉnh Yên Bái có sự tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt trên 10%, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2012, GDP tăng 12,06%, trong đó GDP bình quân đầu người đạt 800 USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 46,3 triệu USD.

Do Yên Bái là tỉnh nằm trên trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nên đây sẽ là cơ hội để tăng cường hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá với các tỉnh trong tuyến hành lang của Trung Quốc và Việt Nam. Các DN của Yên Bái sẽ có điều kiện tham gia thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc, có nhiều cơ hội để tìm kiếm đối tác và thị trường xuất khẩu hàng hoá. Yên Bái sẽ là điểm trung chuyển hàng hoá chủ yếu giữa các tỉnh, tham gia cùng các tỉnh khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Đồng thời đây cũng là cơ hội để Yên Bái có thể tranh thủ kêu gọi và thu hút đầu tư từ các DN của hai nước trong tuyến hành lang kinh tế này.

Bên cạnh những lợi thế đã nêu trên thì các DN của Tỉnh Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn, cản trở như:

+ Về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư, cải thiện điều kiện sống của người dân trong vùng.

+Về giao thông: Hệ thống giao thông cả đường sông và đường bộ đều chưa

được đầu tư tốt, tiêu chuẩn kỹ thuật đường thấp, không đồng bộ giữa cầu và đường. + Về phát triển kinh tế chưa ổn định và vững chắc; phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tiềm năng sẵn có là chính. Chất lượng, hiệu quả và khả

năng cạnh tranh của sản phẩm và DN thấp. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch khá nhưng chậm (năm 2012 cơ cấu khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm 32,72%).

40

Kết cấu hạ tầng KTXH còn yếu kém nên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp. Năm 2012 có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn được đăng ký là 64 triệu USD. Tuy nhiên cả 2 dự án này đến nay đều chưa được giải ngân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 44)