lợi cho DNVVN nâng cao NLCT.
3.4.1.1. Các giải pháp về phía Nhà nước:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là khi Việt Nam
đã là thành viên của WTO và đang tham gia mạnh mẽ tiến trình khu vực, tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, cùng nhiều hiệp định tự do thương mại khác, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là DNVVN. Có thể khẳng định, chìa khóa để
nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN Việt Nam vẫn nằm trong tay Nhà nước. Chính vì vậy, rất cần Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợđồng bộ và hiệu quả cho các DN này.
Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước đối với các DN, trong đó có các DNVVN đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh
đã được phát huy, nhiều rào cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động trong và ngoài nước. Một số công cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như luật Doanh nghiệp, luật Cạnh tranh, luật Khuyến khích đầu tư, Nghịđịnh 90, Quỹ hỗ trợ DNVVN, cơ chế tín dụng,... Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên
90
con đường hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô để tăng cường NLCT, thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả của DNVVN.
Từ bài học kinh nghiệm phát triển DNVVN của các nước trên thế giới kết hợp với thực tiễn hoạt động của DNVVN tại Việt Nam trong thời gian qua thì việc tạo lập khuôn khổ pháp lý phù hợp để DNVVN có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển là một trong những vấn đề quan trọng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN không chỉ là việc riêng của DN mà rất cần sự hỗ trợ
hiệu quả của Nhà nước thông qua các biện pháp sau:
Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi. Vai trò quan trọng hàng đầu của Chính phủ
là tạo môi trường vĩ mô ổn định và thuận lợi. Trong đó lạm phát được kiềm chế, lãi suất duy trì ở mức hợp lý, tỷ giá tương đối ổn định, nợ công ở mức chấp nhận được, chính sách thuếđảm bảo hài hòa giữa thu ngân sách với khuyến khích DN mở rộng sản xuất – kinh doanh. Một môi trường vĩ mô như vậy sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
Đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong một nước đang phát triển như Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển cho DN cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Giảm dần đầu tư nhà nước, tiến tới xóa bỏ độc quyền của DNNN trong các lĩnh vực nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ. Thay vào đó, khuyến khích và hỗ
trợđầu tư tư nhân vào các lĩnh vực này.
Hỗ trợ doanh nghiệp (đặc biệt là các DNVVN) trong đổi mới công nghệ, mở
rộng thị trường, kết nối kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước cần cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho DN thông qua việc hỗ trợ về lãi suất, bảo lãnh tín dụng và năng lực xây dựng phương án kinh doanh. Hệ thống pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng tạo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các loại hình DN, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Trước hết cần hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp luật hỗ trợ DNVVN theo lộ trình sau:
91
Hình thành khung khổ pháp lý chung cho hoạt động của DNVVN.
Việc tạo khuôn khổ pháp lý nhất quán là điều kiện quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các DNVVN. Trên tinh thần đó cần tập trung vào một số giải pháp sau :
Một là, sớm ban hành Luật điều chỉnh các DNVVN. Mục đích của Luật này nhằm (1) xác định rõ đối tượng điều chỉnh (DN cần hỗ trợ), tiêu chí phân loại DNVVN, địa vị pháp lý của DNVVN trong mối quan hệ với cơ quan quản lý của nhà nước, (2) tạo lập giải pháp khung để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho các DNVVN và (3) xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức và toàn xã hội trong việc hỗ trợ các DN này. Hai là, kiện toàn cơ quan đầu mối quản lý thống nhất đối với DNVVN.
Hiện nay, quản lý nhà nước đối với DNVVN, đặc biệt là DNVVN ngoài quốc doanh do nhiều Bộ, Ngành chức năng cùng thực hiện, dẫn đến chồng chéo làm giảm hiệu quả các hoạt động các hỗ trợ DNVVN. Việt Nam cũng cần có một cơ
quan thống nhất quản lý nhà nước các DNVVN trong cả nước. Cơ quan này là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện các chương trình phát triển DNVVN, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để quản lý nhà nước về DNVVN, nghiên cứu hoạch
định chiến lược phát triển DNVVN, tham mưu cho Chính phủ các chương trình hỗ
trợ DNVVN về tài chính, tư vấn thông tin, thị trường, công nghệ và thay mặt Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ các DNVVN trong cả nước.
Hoàn thiện khung pháp lý: Theo hướng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho DN hoạt động (đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tư…).Giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trường.
Từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNVVN, hoàn thiện các chính sách vĩ mô hỗ trợ các DNVVN.
(i)- Thiết lập nhiều hơn nữa các trang thông tin công cộng về DNVVN. Thực tế đòi hỏi phải có các kênh thông tin nhằm giúp các DNVVN tìm hiểu thị
92
kiếm các đối tác nước ngoài và các cơ hội kinh doanh mới. Cần thiết lập và duy trì các trang thông tin (Webside ) từ các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến
địa phương nhằm phục vụ cung cấp thông tin và các dịch vụ công cho cộng đồng DNVVN.
(ii)- Tăng cường ban hành hành các chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ
DNVVN. Hỗ trợ qua chính sách tài chính tín dụng được xem như một trong những giải pháp chủ lực giải quyết các vấn đề nan giải của các DNVVN hiện nay là khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các biện pháp ưu đãi về vốn nên được thực hiện theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc các vùng cần được khuyến khích đầu tư. Các chính sách tài chính tín dụng đối với DNVVN cần tập trung vào một số nội dung sau:
+ Hỗ trợ về vốn và tiếp cận tín dụng cho DNNVV. Để các DNVVN dễ dàng hơn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cần có sự hài hòa lợi ích của 3 nhân tố là tổ chức tín dụng, DN và cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; cải tiến thủ tục cho vay
đối với DNNVV theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay
+ Thành lập ngân hàng chuyên doanh cho DNVVN vay.
Giải pháp này được áp dụng ở nhiều nước, điển hình như Đài Loan, Nhật Bản. Vốn hoạt động được đóng góp từ: Tỷ lệ nguồn vốn huy động được từ ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài và của các tổ chức tín dụng khác. Căn cứ nhu cầu vốn mà DNVVN cần với số
dư nợ ngân hàng có thể cho vay, chính phủ đưa ra mức tỷ lệ (%) cụ thể qui định các tổ chức tín dụng ngân hàng cho DNVVN vay.
Ưu điểm khi thành lập ngân hàng này :
* Các cổđông là các tổ chức tín dụng có kinh nghiệm cho vay và thẩm định dự án; các DN có thể nhận được các khoản vay một cách dễ dàng hơn so với vay các ngân hàng khác với lãi suất ưu đãi.
93
* Chỉ chuyên cho DNVVN vay nên việc kiểm soát dễ dàng hơn.
* Chia sẽ rủi ro vì vốn được góp theo hình thức cổ phần. Sử dụng mạng lưới sẵn có, giảm được chi phí mở rộng mạng lưới.
+ Tạo môi trường thuận lợi để phát triển thị trường vốn, đảm bảo cho thị
trường vốn thành trở thành kênh tài trợ chủ lực cho DNVVN trong tương lai. Để
làm được điều này, một số giải pháp cần chú trọng:
* Sửa đổi khung pháp lý và các điều kiện qui định nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho các DNVVN có thể niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.
* Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế cho các DNVVN khi tham gia thị
trường chứng khoán, tăng cường phát triển hệ thống thông tin.
+ Phát huy tốt Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN trong vay vốn ở các tổ chức tín dụng, hỗ trợ khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trảđược nợ vay.
(iii)- Hỗ trợ về tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho DNVVN. Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về vốn, cơ
chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại... cho các DN. Chính sách của Nhà nước cần tạo ra được các thể chế phù hợp, phát triển thị trường khoa học - công nghệ. Đồng thời, tăng cường hơn nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, câu lạc bộ giám đốc và những tổ chức chuyên môn, nghiệp vụđối với sự phát triển của các DN.
(iv)- Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DNVVN. Thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả
của các hoạt động hỗ trợ (như khuyến công, khuyến nông) trong đào tạo cho các chủ DN, giám đốc, cán bộ quản lý DN và người lao động.
(v)- Nhà nước tạo môi trường khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển các liên kết DN. Nhà nước khuyến khích việc tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển xuất khẩu về lâu dài. Việc kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, bảo đảm hiệp hội thực sự là cầu nối giữa DN và các
94
cơ quan nhà nước, cùng với việc hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực cũng là cần thiết.
3.4.1.2. Nhóm giải pháp về phía chính quyền địa phương.
Qua phân tích các các chỉ số PCI về năng lực cạnh tranh địa phương, thực tế
cho thấy, sự phát triển kinh tế nói chung, sự lớn mạnh của khu vực DNVVN nói riêng gắn chặt với vai trò quản lý của chính quyền địa phương.
Những địa phương có cán bộ chính quyền năng động, sáng tạo và quan tâm tới việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh luôn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Chính tính năng động sáng tạo trong quản lý kinh tế của chính quyền địa phương mới là yếu tố quyết định thành công trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Ngược lại, những địa phương có cán bộ công chức tham nhũng, không tận tâm, môi trường pháp lý không minh bạch sẽ làm thui chột các doanh nhân giỏi, các DN có tiềm năng đóng góp lớn cho nền kinh tế. Nhóm giải pháp nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN tại Yên Bái là :
Một là, phát triển ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Dựa vào lợi thế
của Yên Bái cần ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, nông lâm sản chế biến từng bước đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Hai là, tạo điều kiện về đất đai cho phát triển DN. Nhà nước cần thực hiện các chính sách và biện pháp sau:
- Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của DNVVN; hỗ trợ di dời các DNVVN gây ô nhiễm, tác hại đối với môi trường ở các khu dân cư và đô thịđến các khu, cụm công nghiệp tập trung. - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương thu hồi đất sử
95
dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để bố trí cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ba là, tăng cường tính minh bạch và tiếp cận các thông tin. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và công bố công khai các qui hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các địa phương; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch làng nghề và quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các dự án đầu tư , đảm bảo sự đồng bộ về ngành, nghề
giữa sản xuất và dịch vụ. Các thông tin cần được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web của tỉnh... Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiếp cận các thông tin một cách công khai, minh bạch, tính toán
được rủi ro của việc lập và mở rộng kinh doanh.
Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và đầu tư bằng cách: - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh thông qua diễn
đàn mời gọi đầu tư, liên tục cập nhật thông tin, tích cực xúc tiến và đa dạng hóa hình thức quảng bá hình ảnh Yên Bái hứa hẹn nhiều tiềm năng đang chuyển mình hội nhập. Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh Yên Bái đã được khai trương là
điều kiện cho các DN quảng bá hình ảnh của DN, tiếp cận khách hàng.
- Hỗ trợ các DN trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm xuất khẩu đặc trưng của tỉnh.
Năm là, đơn giản hóa các qui định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các họat động của DN. Cụ thể: Rà soát,
đánh giá lại các loại hồ sơ, trình tự, thủ tục chi phí và điều kiện gia nhập thị trường
đối với DN, bao gồm các khâu đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mã thuế. Đồng thời thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và xin giấy phép khắc dấu.
Sáu là, phát huy tính năng động tiên phong của lãnh đạo địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho các DNVVN tham gia sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh hành
96
vi, thái độ của cơ quan công quyền, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử với DNVVN. Đơn giản hóa, minh bạch và công khai thủ tục hành chính. Ban hành và triển khai sâu sát, đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNVVN.
Bảy là, áp dụng các giải pháp tài chính trợ giúp DNVVN như chính sách khuyến khích cho sự ra đời của DNVVN dưới hình thức cổ phần hoặc chuyển đổi các DNTN hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Bởi vì chuyển đổi loại hình DN sẽ làm cho cấu trúc vốn của DN linh hoạt hơn, đồng thời đây là một kênh huy
động vốn quan trọng đó là thị trường chứng khoán.
Tám là, hỗ trợ về đào tạo lao động cho DNVVN. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN nói chung, DNVVN nói riêng, Chính quyền địa phương cần:
- Phát triển các trung tâm dạy nghề của địa phương; khuyến khích, hỗ trợ
cho các tổ chức cá nhân mở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, hỗ trợ làng nghề,