DNVVN tỉnh Yên Bái.
2.3.2.1. Các nhân tố quốc tế và trong nước.
- Các nhân tố quốc tế.
Xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là tiếp tục phục hồi và phát triển, các nền kinh tế mang lại hội nhập cao sẽ mang đến thời cơ cho các sản phẩm của các DNVVN tham gia thị trường quốc tế, nhưng đó cũng là thách thức chính đối với sự phát triển của DN Việt Nam đòi hỏi các DN phải tự vươn lên, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nước ta đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới. Thực hiện các cam kết WTO và các Hiệp định song phương và đa phương sẽ dẫn đến xuất hiện nhanh chóng các cơ
hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như các thách thức trong cạnh tranh quốc tế đối với sự phát triển của cộng đồng DN Việt Nam, đặc biệt là các DNVVN.
Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và ứng dụng trong thực tế. Đây cũng là yếu tố mang tính tác động hai mặt đối với sự phát triển của DN Việt Nam.
Sự ra đời, phát triển và xu hướng hợp nhất của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia... đã ảnh hưởng không nhỏđến NLCT của các DN Việt Nam,
đặc biệt là các DNVVN.
- Các nhân tố trong nước:
Trong thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hoạt
62
+ Xây dựng môi trường phát triển và môi trường cạnh tranh cho DN. Luật DN ra đời và đi vào thực tiễn đã tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật về kinh doanh
ở nước ta. Bằng việc đơn giản hoá thủ tục thành lập DN, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và qui định pháp luật không còn phù hợp về điều kiện kinh doanh và thiết lập một hệ thống văn bản mới thi hành, Luật Doanh nghiệp và việc thực hiện luật đã bước
đầu tạo ra “sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử với các loại hình DN. Nhà nước ban hành hàng loạt các luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật
đầu tư... đã góp phần làm cho nền kinh tế trở nên sôi động và linh hoạt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của cuộc sống, tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, làm động lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
+ Tạo lập thị trường cho DN:
* Phá bỏ các ngăn cấm, hạn chế, cát cứ thị trường. Xây dựng một thị trường thống nhất trong cả nước, liên kết với thị trường nước ngoài.
* Từng bước tạo lập đồng bộ các thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động.
+ Mở cửa nền kinh tế, mà đặc trưng là mở rộng và đa dạng hoá hoạt động ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu sắc với hệ thống thương mại quốc tế thông qua việc gia nhập ASEAN, APEC, WTO, ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định song phương và đa phương khác.
+ Giảm bớt sự can thiệp, kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường.
* Mặc dù tỷ giá hối đoái vẫn nằm trong phạm vi quản lý của nhà nước, nhưng sự điều hành đã có tính chủ động và linh hoạt cao, đưa tỷ giá bám sát với thực tế thị trường.
* Cải cách mạnh mẽ các hạn chế kinh doanh thông qua giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, cải cách
63
hành chính nhà nước, thống nhất chủ trương để giải quyết một công việc chỉ tập trung vào một đầu mối (cơ chế một cửa) và đơn giản hoá thủ tục hành chính.
* Chính sách thuế thay đổi, phù hợp với tình hình thực tế. Nhờđó đảm bảo hiệu lực thực hiện thuế, tạo môi trường bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các DN, giữa các ngành, nghề, loại kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà cũng hạn chế nhiều đến khả năng áp dụng các tiến bộ mới vào kinh doanh, phát huy tính năng động, linh hoạt trong kinh doanh của đơn vị.
+ Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ DN :
* Thực tế những năm qua cho thấy hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư
trong nước, đặc biệt cùng với Luật Doanh nghiệp đã có những đóng góp đáng kể, quan trọng cho sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước nói chung DNVVN nói riêng.
* Tiếp cận cơ hội kinh doanh và nguồn lợi của đất nước: Nhà nước đã và
đang cố gắng mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh và đảm bảo các DN có quyền ngang nhau tiếp cận các cơ hội kinh doanh. Các thông tin về thị trường, chính sách đầu tư
của nhà nước... được thông báo kịp thời và khá đầy đủ trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều chính sách khuyến khích các DN tận dụng và sử
dụng tốt nguồn lực của đất nước như lao động có tri thức, ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ, vốn đầu tư trong dân, từ ngân sách nhà nước, vay hỗ trợ từ nước ngoài.
* Xây dựng các kênh đối thoại, cung cấp thông tin cho DN: Bên cạnh các cuộc trao đổi giữa cơ quan quản lý với DN, Thủ tướng Chính phủ duy trì đều đặn các cuộc trao đổi trực tiếp với đại diện các DN, nhằm tiếp nhận các kiến nghị từ
phía DN, nghiên cứu để sửa đổi môi trường hoạt động của DN ngày càng tốt hơn. Một số kênh thông tin thương mại tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Phát triển DNVVN - Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Cục Xúc tiến Thương Mại - Bộ Công Thương đã được tổ chức để hỗ trợ cho DN tìm kiếm thị trường, bạn hàng, kiểm tra giá cả. Một số hiệp hội nghề nghiệp được thành lập, làm đầu mối kết nối giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nước, cung cấp thông tin về thị trường,
64
chính sách của nhà nước cho DN, đồng thời tập hợp đề xuất các kiến nghị từ DN cho Chính phủđể có chính sách quản lý và phát triển phù hợp.
+ Cải cách DNNN: Sắp xếp và đổi mới các DNNN là giải pháp chủ yếu trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, thúc đẩy DN tăng trưởng, phát triển, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Các chính sách phát triển DNNN đã dần phân định rõ các lĩnh vực mang tính độc quyền tự nhiên, các lĩnh vực DN nhà nước phải giữ vị trí nòng cốt, phân định rõ DN hoạt
động kinh doanh, hoạt động công ích. Nhờđó, sự phân biệt giữa các hình thức DN
đã được thu hẹp đáng kể, khuyến khích đông đảo các nhà đầu tư tham gia vào kinh doanh trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.
+ Tuy nhiên thời gian qua, Việt Nam đã duy trì quá lâu chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào khai thác các lợi thế so sánh sẵn có (tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ song năng suất thấp). Chiến lược phát triển đó dẫn đến hiệu quả và chất lượng tăng trưởng ngày càng giảm trong khi các bất ổn kinh tế vĩ
mô (lạm phát, bội chi ngân sách, nợ công) ngày càng tăng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường xuống cấp. Một môi trường vĩ mô như vậy không tạo thuận lợi cho DN phát triển.
+ Hệ thống chính sách kinh tế cho đến nay chưa tạo được môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Vẫn tồn tại tình trạng độc quyền và thống lĩnh của các DNNN trong nhiều lĩnh vực. Khuôn khổ
pháp lý còn nhiều bất cập, khả năng thực thi pháp luật hạn chế. Hệ thống hành chính cồng kềnh, giải quyết công việc chậm chạp, gây phiền hà và làm tăng chi phí cả về thời gian và tài chính cho DN. Hỗ trợ của Nhà nước cho các DN khu vực ngoài Nhà nước (nhất là các DNVVN) còn khiêm tốn. Các biện pháp hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng hiện còn rất ít hoặc chưa hiệu quả.
2.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của DNVVN tại Yên Bái.
65
Môi trường cạnh tranh tỉnh Yên Bái được đánh giá thông qua chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 vừa được VCCI và VNCI công bố. PCI là chỉ số đo lường và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương qua đánh giá, cảm nhận của các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển DN. Như vậy, một tỉnh có PCI cao không nhất thiết phải có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên... Chỉ số
PCI được xem là tiếng nói quan trọng của các DN về môi trường kinh doanh địa phương.
- Về Chỉ số PCI tổng hợp:
+ Năm 2012, Yên Bái được xếp hạng 42/63 tỉnh, thành phố với 55,36 điểm thuộc nhóm khá, đứng đầu là Đồng Tháp với 63,79 điểm và cuối cùng là Điện Biên với 45,12 điểm.
Nhìn vào bảng xếp hạng dưới đây ta thấy 3 năm (2009-2011) Yên Bái xếp vào nhóm tốt. Điều đó thể hiện tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện cho DN phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bảng 2.12. Chỉ số PCI của tỉnh Yên Bái qua các năm ( 2008-2012)
Năm Điểm tổng hợp xKếp hết quạngả Nhóm hànhđiều 2008 57,79 19 Khá 2009 61,70 23 Tốt 2010 60,16 21 Tốt 2011 63,05 14 Tốt 2012 55,36 42 Khá
( Nguồn: VCCI, dữ liệu PCI năm 2011,2012 )
Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới tác động mạnh vào kinh tế Việt Nam làm cho kinh tế của tỉnh càng khó khăn hơn. Do vậy, tuy năm 2011 thuộc nhóm có chỉ số PCI tốt nhưng nội hàm PCI còn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt các chỉ số có trọng số cao như: tiếp cận đất đai chỉ đạt 5,42 điểm; chất lượng đào tạo nguồn nhân lực được 4,37 điểm; tính năng động 4,53 điểm; hỗ trợ DN 3,28 điểm. Vì vậy, đến năm 2012 chỉ số PCI đã tụt 28 bậc so với năm 2011. 7/9 chỉ tiêu thành
66
phần đều được đánh giá thấp hơn trước. Điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh của Yên Bái chưa được cải thiện nhiều so với các tỉnh.
Từ năm 2008-2011: Yên Bái đều xếp hạng khá cao (14 đến 24). Tuy nhiên năm 2012 tụt hạng rất mạnh ( thứ 42), chứng tỏ Yên Bái đã tụt hậu so với cả nước.
Bảng 2.13. So sánh các chỉ số thành phần PCI Yên Bái năm 2011 và 2012
Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian Chi phí không chính thức Tính năng động Hỗ trợ DN Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý PCI 2012 X ếp hạng Năm 2011 8,60 7,71 5,83 6,57 7,74 6,01 3,04 5,11 6,87 63,05 14 Năm 2012 8,56 5,42 6,39 5,48 6,13 4,53 3,28 4,37 4,11 55,36 42
( Nguồn: VCCI, dữ liệu PCI năm 201, 2012 )
Hình 2.5.Biểu đồ “hình sao” so sánh chỉ số PCI Yên Bái qua 2 năm 2011, 2012
- Về các chỉ số thành phần:
+ Năm 2012 có 2 chỉ sốđạt loại tốt, đó là: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đạt 6,39 điểm; thiết chế pháp lý 4,11 điểm.
+ 5 chỉ số đạt loại khá: Chỉ số gia nhập thị trường: 8,56 điểm; Chi phí thời gian: 5,48 điểm; Chi phí không chính thức: 6,13 điểm; Tính năng động: 4,53 điểm; Hỗ trợ DN: 3,28 điểm.
+ 2 chỉ sốđạt loại trung bình: Tiếp cận đất đai: 5,42 điểm; Đào tạo lao động: 4,37 điểm.
67
+ Chi phí gia nhập thị trường: Tỉnh Yên Bái đạt 8,56 điểm đứng thứ 44/63. Cao nhất là Lào Cai với 8,95 điểm và thấp nhất là Thanh Hóa với 5,87 điểm. Trong
đó đáng chú ý là chỉ có 13,95% DN cho rằng phải mất hơn một tháng để khởi sự
DN; chỉ có 6,98% số DN cho rằng phải mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh; Chỉ
số gia nhập thị trường thấp do thủ tục đăng ký, chứng nhận đầu tư, quy hoạch địa
điểm, giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường, thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu... cho DN còn những hạn chế nhất định. Tỉnh chưa có mô hình "một cửa liên thông" để thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
+ Về tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Đạt 5,42 điểm đứng thứ 60/63. Cao nhất là Kiên Giang (8,84 điểm) và thấp nhất là Hà Nội (4,2 điểm).
Đây là chỉ số thành phần Yên Bái đạt thấp. Đáng chú ý là chỉ có 28,87% DN được khảo sát không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh. Tiếp cận đất đai từ đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành năm 2011, tụt xuống thứ 61 năm 2012. Điều đó thể hiện DN chưa tin vào bộ máy hành chính trong thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mức ổn định trong sử dụng
đất, khung giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù đất...
+ Tính minh bạch và tiếp cận thông tin:Về chỉ số này, Yên Bái đạt 6,39
điểm, xếp hạng 10/63 tỉnh, thành phố; Cao nhất là Lào Cai (6,98 điểm ) và thấp nhất là Điện Biên (2,93 điểm). 62,2% DN được khảo sát cho rằng cần có "mối quan hệ"
để có được các tài liệu của tỉnh. Về khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh chỉ có 4,88% số DN đánh giá. Có 25,86% DN cho rằng việc thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh. 40,91% số DN cho rằng Các Hiệp hội DN đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh. Đây là chỉ số thành phần Yên Bái đạt tương đối cao.
+ Chi phí thời gian để thực hiện các qui định của nhà nước: Về chỉ số này, Yên Bái đạt 5,48 điểm đứng xếp hạng 37/63 tỉnh, thành phố; Cao nhất là Bạc Liêu (8,12 điểm) và thấp nhất là điện Biên (3,51 điểm). Chỉ có 29,58% DN cho rằng số
68
công giảm đi sau khi có luật DN. 19,01% số DN cho đánh giá số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công. 35,21% số DN cho rằng không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện cải cách hành chính công. Có 19,72 % số DN cho rằng các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công. 35,92% DN đánh giá thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công.
+ Chi phí không chính thức: Yên Bái đạt 6,13 điểm đứng xếp hạng 41/63 tỉnh, thành phố; cao nhất là Kiên Giang (8,61 điểm) và thấp nhất là cao Bằng (4,52
điểm). Có 55,12% DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức. 44,83% số DN đánh giá nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến. 55,81% số DN phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước. Chỉ
có 16,13% số DN phải chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh + Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Yên Bái đạt 4,53 điểm xếp hạng 37/63 tỉnh, thành phố; cao nhất là Đồng Tháp (7,17 điểm) và thấp nhất là Nam Định (1,39 điểm). Trong số các DN được khảo sát thì: Có 54% số DN đánh giá cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp