2.3.1.1. Quy mô DNVVN theo vốn và lao động.
- Quy mô vốn kinh doanh: Kết quả khảo sát cho thấy, năm 2012 toàn tỉnh Yên Bái có 962 DNVVN (phân theo qui mô vốn) thực tế hoạt động, chiếm 97,37% tổng DN toàn tỉnh, với tổng số vốn 6.707 tỷ đồng, bằng 50,37% tổng vốn DN, tăng gấp 2,08 lần so với năm 2008, bình quân giai đoạn (2008-2012) tăng 20,09%/năm. Trong đó, DNVVN nhà nước là 753 tỷđồng, chiếm 11,23% tổng vốn DNVVN; DN ngoài nhà nước là 5.581 tỷ đồng chiếm 83,21% tổng số vốn DNVVN; DN có vốn
đầu tư nước ngoài là 373 tỷđồng, chiếm 5,56% tổng vốn DNVVN.
Số DN có quy mô dưới dưới 50 tỷđồng là 949 DN (chiếm 96,05%), số DN có vốn từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng là 28 DN (chiếm 2,83%), số DN có quy mô
49
vốn từ 200 tỷđến dưới 500 tỷđồng là 8 DN (chiếm 0,81%), số DN có quy mô vốn từ 500 tỷ trở lên chỉ có 3 DN (chiếm 0,3%) (Xem bảng 2.7).
Bảng 2.7. Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái theo quy mô vốn ( 2008 - 2012)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 STT Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Ty trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng 1 Tổng số DN 734 100,00 797 100,00 927 100,00 950 100,00 988 100,00 Tđó: Số DNVVN 721 98,23 780 97,87 908 97,95 930 97,89 962 97,37
2 Chia theo quy mô vốn
Dưới 0,5 tỷ 149 20,30 83 10,41 77 8,31 70 7,37 65 6,58 Từ 0,5 -> dưới 1 tỷ 133 18,12 108 13,55 121 13,05 105 11,05 93 9,41 Từ 1 tỷ-> dưới 5 tỷ 284 38,69 379 47,55 446 48,11 461 48,53 488 49,39 Từ 5 tỷ -> dưới 10 tỷ 71 9,67 90 11,29 115 12,41 126 13,26 146 14,78 Từ 10 tỷ -> dưới 50 tỷ 77 10,49 112 14,05 135 14,56 154 16,21 157 15,89 Từ 50 tỷ->dưới 200 tỷ 16 2,18 19 2,38 24 2,59 28 2,95 28 2,83 Từ 200 tỷ -> dưới 500 tỷ 2 0,27 4 0,50 7 0,76 4 0,42 8 0,81 Từ 500 tỷ trở lên 2 0,27 2 0,25 2 0,22 2 0,21 3 0,30
( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)
Xét riêng đối với mỗi DN: Bình quân một DN có vốn là 13,475 tỷ đồng. Riêng DNVVN bình quân một DN có 6,972 tỷ đồng vốn, bằng 51,74% vốn bình quân chung của một DN; DNVVN nhà nước có vốn bình quân 37,63 tỷ đồng, trong khi đó DNVVN ngoài quốc doanh vốn bình quân chỉ có 5,969 tỷ đồng/DN. So với các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Yên Bái là tỉnh có quy mô vốn bình quân một DN nhỏ nhất và thấp xa so với bình quân chung của cả nước (Năm 2012 bình quân chung cả nước một DN có vốn là 53,8 tỷ đồng, bình quân chung của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc một DN có vốn là 24,6 tỷđồng).
- Quy mô lao động: Bình quân chung có 31 lao động/DN; DNNN có số lao
động bình quân lớn nhất (206 lao động/DN); tiếp theo là DN có vốn đầu tư nước ngoài (63 lao động/DN); DN ngoài nhà nước có 26 lao động/DN. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, bình quân chung lao động một DNVVN chỉ có 25 lao động, DNVVN nhà nước có 71 lao động/DN, trong khi đó DNVVN ngoài nhà nước chỉ
có 24 lao động/DN (xem bảng 2.8).
So với các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước thì Yên Bái là tỉnh có quy mô lao bình quân một DN nhỏ và thấp (Năm 2012 bình quân
50
chung cả nước một DN có 42 lao động, bình quân chung của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc một DN có 35 lao động).
Bảng 2.8. Bình quân vốn, lao động trên DN theo loại hình DN và theo ngành kinh tế năm 2012. Trong đó Trong đó Chỉ tiêu Bình quân vốn/DN (tỷđồng ) DNVVN DN lớn Bình quân LĐ/DN (người) DNVVN DN lớn BQ chung 13,475 6,972 254,102 31 25 271
Phân theo loại hình kinh tế
DNNN 79,417 37,630 246,566 206 71 745
DN ngoài nhà nước 11,292 5,969 260,141 26 24 129
DN có vốn đầu tư nước ngoài 68,017 53,306 170,993 63 26 323
Phân theo ngành kinh tế
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 18,168 10,794 143,525 58 37 431
Công nghiệp 23,683 9,415 424,479 39 31 191
Xây dựng 8,412 6,357 54,312 49 39 555
Thương mại, dịch vụ 8,276 5,371 261,009 16 14 241
( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)
Quy mô vốn và lao động của DN cũng có chênh lệch lớn giữa các ngành nghề Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, các DN thuộc ngành công nghiệp có quy mô vốn lớn nhất (23,683 tỷ đồng/DN); các DN thuộc ngành mại dịch vụ có quy mô vốn và lao động nhỏ nhất (8,276 tỷ đồng/DN;16 lao động/DN). Ngoại trừ những DN lớn, các DNVVN của Yên Bái đều có quy mô vốn rất nhỏ (5,371 tỷđồng/DN –> 10,794 tỷđồng/DN). Điều này chứng tỏ trình độ trang thiết bị kỹ thuật của DN ở tỉnh Yên Bái nói chung, DNVVN nói riêng rất thấp so với DN khu vực miền Trung du, miền núi phía Bắc, so với cả nước và các nước trong khu vực trên thế giới.
DN của Tỉnh Yên Bái nhìn chung đều có quy mô nhỏ, vốn ít, vốn chủ yếu là
đi vay và chiếm dụng (nợ phải trả có đến 31/12/2012 của các DN chiếm 56,81%/tổng nguồn vốn). Kết quả điều tra cũng cho thấy, DN ngoài nhà nước có tỷ
trọng nợ phải trả cao nhất (59,7%), sau đó là các DNNN (53,75%). Nếu chia theo ngành kinh tế cấp I thì ngành tài chính ngân hàng có có tỷ trọng nợ cao nhất (91,17%), tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến chế tạo (65,99%), ngành thương nghiệp bán buôn, bán lẻ (60,41%) (xem bảng 2.9).
51 Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn của các DN năm 2012 Đơn vị tính: % Nguồn vốn của các DN thời điểm 31/12 Chia ra: Tổng số Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu A 1=2+3 2 3 Tổng số 100,00 56,81 43,19
Chia theo loại h́nh doanh nghiệp
1. Khu vực kinh tế trong nuớc 100,00 57,84 42,16
a. Doanh nghiệp nhà nước 100,00 53,75 46,25
b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 100,00 59,7 40,3
+ DN Tập thể 100,00 72,64 27,36
+ DN Tư nhân 100,00 62,65 37,35
+ Công ty hợp doanh
+ Công Ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn Nhà
nước <=50% 100,00 57,72 42,28
+ Công ty cổ phần có vốn Nhà nước <=50 % 100,00 71,02 28,98
+ Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 100,00 56,09 43,91
2. Khu vực có vốn đầu tư nuớc ngoài 100,00 32,49 67,51
Chia theo ngành SXKD chính
A.Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 100,00 45,89 54,11
B. Khai khoáng 100,00 37,21 62,79
C.Công nghiệp chế biến, chế tạo 100,00 65,99 34,01
D.Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, 100,00 42,26 57,74 E.Cung cấp nước; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải 100,00 37,75 62,25
F.Xây dựng 100,00 59,53 40,47
G.Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 100,00 60,41 39,59
H.Vận tải kho băi 100,00 57,93 42,07
I.Dịch vụ lưu trú và ăn uống 100,00 45,57 54,43
J.Thông tin và truyền thông 100,00 50,44 49,56
K.Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 100,00 91,17 8,83
L.Hoạt động kinh doanh bất động sản 100,00 9,53 90,47
M.Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 100,00 49,38 50,62
N.Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 100,00 17,75 82,25
P.Giáo dục và đào tạo 100,00 20,61 79,39
Q.Y Tế và hoạt động trợ giúp xă hội 100,00 8,76 91,24
R.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 100,00 24,47 75,53
( Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái, kết quảđiều tra doanh nghiệp 2008->2012)
*Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng: Các DNVVN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Các DNVVN nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ
ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh... còn các DN ngoài nhà nước, chủ yếu dựa vào vốn tự có của DN. Theo kết quảđiều tra DN năm 2012 thì chỉ có 18,36% số DN thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong nước,
52
49,14% số DN tiếp cận nguồn vốn bình thường, còn lại là 32,5% DN khó khăn hoặc rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong nước.
Khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nước ngoài lại càng khó khăn hơn. Theo kết quả điều tra thì có tới 54,76% số DN khó khăn, hoặc rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn nước ngoài.
Do quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp, phần lớn các DNVVN còn gặp nhiều rủi ro trong môi trường kinh doanh đầy biến động, tính khả thi của phương án và dự
án của DNVVN còn chưa cao; cách tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp; các báo cáo tài chính không đầy đủ và thiếu minh bạch nên các ngân hàng nhất là ngân hàng nước ngoài rất ngại cho vay khi chưa nắm vững các hoạt động của các DN này. Mặt khác, mức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với DN phụ
thuộc vào tài sản thế chấp. Do giá trị tài sản cầm cố, thế chấp thấp, nên mức vốn
được vay nhỏ. Vì vậy, hầu hết các DNVVN tại Yên Bái đều thiếu vốn. Với khả
năng tiếp cận các nguồn vốn hạn chế, các DN có tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các DN, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các DNVVN.
2.3.1.2. Chiến lược kinh doanh của DNVVN.
Trong cơ chế thị trường, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của DN trong tương lai. DN xây dựng được chiến lược phát triển trong tương lai là đã xác định được hướng đầu tư và có kế hoạch tập trung nguồn lực cho chiến lược phát triển đó chắc chắn sẽ thành công hơn những DN không xây dựng được chiến lược. Tuy nhiên, theo kết quảđiều tra DN năm 2012 gần 95% DNVVN chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh trong tương lai. Trong số 50 DN (5,06% tổng số DN) xây dựng được chiến lược kinh doanh trong tương lai (chủ yếu là DNNN, công ty cổ phần có vốn nhà nước, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài là những công ty lớn hoạt động trong ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến), có 62,37% số DN sẽ mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Các DN của Yên Bái vẫn lựa chọn đầu tư theo chiều rộng là chủ yếu. Đầu tư theo chiều sâu bằng cách nâng cao
53
chất lượng sản phẩm đã có bằng đổi mới công nghệ chưa thực sự là mối quan tâm của nhiều DN. Điều này cũng có nghĩa là trong tương lai NLCT của DN vẫn chưa
được cải thiện.
- Về nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: Theo kết quả điều tra thì chỉ có khoảng 30% các DN có qui mô lớn (8 DN) có tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 70% các DN lớn còn lại (18 DN) tiến hành nghiên cứu thị trường không thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu thị trường khi có ý định xâm nhập thị trường. Tỉnh Yên Bái cũng đã có những chính sách trợ
giúp các DN trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại như: thưởng xuất khẩu, hỗ trợ các DN mở trang Web,... Tuy nhiên sự hỗ trợ của chính quyền cũng chưa thường xuyên và chưa được nhiều. Tỉnh đã trợ giúp thưởng xuất khẩu năm 2009 là 700 triệu đồng và năm 2011 là 500 triệu đồng.
Các DN lớn tại Yên Bái chủ yếu tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến chè, gỗ, tinh bột sắn. Thị trường của các DNVVN Yên Bái hầu như chỉ thu hẹp trong phạm vi
địa bàn tỉnh Yên Bái, các DN hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, làm đại lý cho các DN sản xuất của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... để bán các mặt hàng: bán lẻ xăng dầu, gas, bách hoá tổng hợp... Do vậy, thị trường của các DN này được phân chia thị trường nông thôn (các huyện), thị trường tại thành phố Yên Bái. Do các DN cùng kinh doanh các ngành hàng giống nhau, nên việc cạnh tranh giữa các DN thường diễn ra theo hướng: làm đại lý
độc quyền cho các DN sản xuất, cạnh tranh về giá.
- Về việc xác định thị trường mục tiêu: Thế mạnh của các DN Tỉnh Yên Bái là công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến chè, gỗ, tinh bột sắn...Các DN sản xuất hàng xuất khẩu Yên Bái đã có mặt ở khắp các châu lục, nổi bật nhất là một số thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ... Trong đó, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan là những thị
trường truyền thống tiêu thụ sản lượng hàng hóa của Yên Bái rất lớn. Nếu đáp ứng
54
tính như Mỹ, Nhật, EU..., sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho Tỉnh vì đây là thị trường ổn
định. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2012 là đá xẻ với khối lượng là 133.480 m2 với tổng kim ngạch xuất khẩu là 8 triệu USD. Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị
trường của các DN ở Yên Bái còn nhiều yếu kém; trình độ khai thác và sử dụng thông tin còn thấp. Các DNVVN hầu như chưa tiến hành nghiên cứu thị trường. Nguyên nhân chính là do hạn chế về kinh phí và nhận thức của chủ DN về lợi ích của nghiên cứu thị trường.
- Về chiến lược sản phẩm của các DN: Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Yên Bái, 100% các DNNN, các công ty cổ phần có vốn nhà nước, các công ty cổ phần không có vốn nhà nước và các DN có tham gia xuất khẩu, hàng năm đều có lập kế hoạch kinh doanh và quan tâm đến việc xây dựng chiến lược sản phẩm (55 DN bao gồm 25 DN nhà nước, 25 DN ngoài quốc doanh và 5 DN có vốn
đầu tư nước ngoài).
+ Trong số các DN có lập kế hoạch và xây dựng chiến lược sản phẩm thì chủ
yếu tập trung ở nhóm DN khai khoáng, chế biến khoáng sản. Ở nhóm này có 2 DN (theo qui mô về vốn đây là những DN lớn), chiến lược sản phẩm của các DN này là mặt hàng đá xẻ, đá block các mặt hàng trên đã được xuất khẩu và có uy tín trên thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm này có đặc điểm là yếu tố hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm chưa cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc
điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị
trường thế giới, năng suất lao động thấp.
+ Đối với các DNVVN, hầu hết các DN đều không xây dựng chiến lược sản phẩm. Chỉ có một số DN thương mại bán buôn có xây dựng chiến lược kinh doanh các mặt hàng, ngành hàng chủ yếu để phân phối hàng qua các đơn vị bán lẻ như: Xăng, dầu, gas, hàng công nghệ phẩm... Cách thức phổ biến mà các DN thương mại Yên Bái lựa chọn mặt hàng để kinh doanh là lựa chọn các sản phẩm của các cơ sở
sản xuất trong nước để giới thiệu và bán cho khách hàng tại địa phương. Tại Yên Bái không có DN nào tham gia kinh doanh nhập khẩu hàng hoá thiết bị mà chủ yếu
55
các DN mua bán qua các công ty trung gian, hoặc có nhập khẩu là chỉ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất của đơn vị mình.
- Chiến lược truyền tin và xúc tiến thương mại: Hoạt động xúc tiến thương mại của các DN còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều DN mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về
các DN, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng rất ít. Chỉ một số DN hoạt
động trong lĩnh vực chế biến nông sản như chè, quế, gỗ... được chương trình xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và tham gia quảng bá tại các hội chợ trong nước và quốc tế. Hình thức quảng cáo của các DN vẫn chủ yếu là sản xuất các tập catalogue, với nội dung đơn điệu, không mang dấu ấn của quảng cáo cho thị trường hoạt động kinh doanh của DN.