Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các DNVVN Tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 83)

- Các DNVVN Tỉnh Yên Bái có quy mô nhỏ, lao động, vốn ít, dễ linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Có thể dễ dàng chuyển đổi loại hình, ngành nghề kinh doanh phù hợp với cung cầu trên thị trường, tìm ra thị trường “ngách”, đáp ứng nhanh nhu cầu đa dạng của địa phương.

- DNVVN chỉ cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít nhưng hiệu quả cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- DNVVN có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động thấp hơn nhiều so với các DN lớn, cho nên chúng có hiệu suất tạo việc làm cao hơn, tạo tạo việc làm và thu hút

77

lao động sẵn có tại địa phương.

- Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNVVN gọn nhẹ, linh hoạt, công tác điều hành mang tính trực tiếp. Quan hệ giữa người lao động và người quản lý (quan hệ chủ – thợ) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá chặt chẽ.

- Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các DNVVN có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây nên khủng hoảng kinh tế – xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế dây chuyền.

- Doanh thu có xu hướng tăng nhanh qua các năm giai đoạn 2008-2012.

2.5.2. Những mặt tồn tại trong việc nâng cao NLCT của DNVVN và nguyên nhân. nhân.

- Phần lớn các DNVVN Yên Bái là những DN nhỏ và siêu nhỏ, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vốn hoạt động kinh doanh ít. Thiếu vốn, các DNVVN không có điều kiện mở rộng quy mô, lựa chọn mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tưđổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh.

- DNVVN phát triển một cách tự phát, thiếu tính quy hoạch và không chú ý

đến yếu tố kỹ thuật công nghệ và lợi thế cạnh tranh.

- Sự gắn kết giữa các DN lớn và các DNVVN còn kém bền chặt, các DNVVN chưa thực sự là những vệ tinh, thầu phụ cho các DN sản xuất hàng xuất khẩu.

- Chi phí sản xuất, kinh doanh cao, hoạt động tài chính kém hiệu quả; năng lực quản lý, điều hành chưa tốt; chất lượng lao động thấp, thiếu ổn định; công nghệ

và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh còn lạc hậu.

- Hầu hết các DNVVN chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; thiếu thông tin về thị trường; thực hiện các công việc marketing mang tính thời vụ và dựa vào kinh nghiệm bản thân DN; mục tiêu marketing DN là doanh số bán hàng.

78

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển, xa thị trường chính, không thu hút được vốn

đầu tư nước ngoài. Do vậy, không tạo được động lực và sức cạnh tranh đối với các DN trong tỉnh.

- Môi trường kinh doanh của DN còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự hỗ trợ cho các DNVVN nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Các DNVVN tỉnh Yên Bái chủ yếu thực hiện phối phối bằng hình thức làm

đại lý cho các DN lớn, ít có sự liên kết giữa các DN sản xuất và DN cung ứng đầu vào kết hợp với bao tiêu sản phẩm.

- Chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nhất là sản phẩm xuất khẩu chưa cao, chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu sản phẩm sản xuất ra dưới dạng nguyên liệu và bán thành phẩm do công nghệ chế biến còn lạc hậu.

- Do chi phí sản xuất cao, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn giá thị trường nên các DN thu được lợi nhuận thấp, thậm chí bị lỗ.

- Thị phần của các DN Tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2008-2012 có xu hướng tăng lên, song mức độ tăng thấp và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và so với cả nước.

Như vậy, có thể khẳng định, NLCT của các DNVVN Yên Bái trên thị trường trong nước và quốc tế là thấp.

Nguyên nhân ca nhng hn chế nêu trên:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh còn chưa được quan tâm, nghiên cứu trong xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển của DN.

+ Công tác nghiên cứu thị trường không được quan tâm. + Trình độ máy móc thiết bị, công nghệ thấp.

+ Năng lực quản lý DN thấp. + Trình độ người lao động yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

79

+ Hệ thống phân phối sản phẩm kém.

+ Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn hạn chế… - Nguyên nhân khách quan:

+ Chính sách của nhà nước chưa thống nhất và phù hợp. + Xu hướng thị trường còn thiếu ổn định và hay biến động. + Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao.

+ Kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn.

+ Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn như: môi trường đầu tư chưa được cải thiện, việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế; Hệ thống kết cấu hạ

tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư, cải thiện điều kiện sống của người dân trong vùng; Hệ thống giao thông còn không thuận lợi; Phát triển kinh tế chưa ổn định và vững chắc; phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tiềm năng sẵn có là chính.

80

Chương 3:MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO

NĂNG LC CNH TRANH CA CÁC DNVVN TNH

YÊN BÁI

3.1. Đánh giá môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội và thách thức của DNVVN tỉnh Yên Bái (môi trường chung, các lực lượng cạnh tranh, ảnh DNVVN tỉnh Yên Bái (môi trường chung, các lực lượng cạnh tranh, ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, nhận biết cơ hội và thách thức).

Thứ nhất, về thị trường cạnh tranh: Sản phẩm và dịch vụ của các DNVVN Yên Bái, chủ yếu là tiêu thụ nội tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại

địa phương. Ngoại trừ một số loại sản phẩm của các DN trong ngành khai thác chế

biến khoáng sản xuất khẩu... phần nào có khả năng cạnh tranh quốc tế. Đa phần còn chất lượng thấp, giá thành cao, khó cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Các mặt hàng truyền thống của Tỉnh như chè chế biến có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm đồ uống khác. Đòi hỏi phải có sự theo dõi cập nhật công nghệ, đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Mặt khác do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu DNVVN Yên Bái còn chịu áp lực do nhu cầu thị trường giảm, do tình trạng tài nguyên cạn kiệt, điều kiện môi trường tự nhiên ô nhiễm …

Thứ hai, các yếu tố cạnh tranh: Về cơ bản các DNVVN Yên Bái cho rằng, vốn là yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của DN, sau đó lần lượt là trình

độ quản lý, trình độ trang thiết bị công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, tính độc đáo của sản phẩm, nghiên cứu thị trường, mạng lưới phân phối và thương hiệu. Các DN của Yên Bái hầu hết đều thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, yếu về thương hiệu. Ngoại trừ một số ít DN đã tạo được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, hầu hết DN Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh và chưa khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, vềđối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các DNVVN Yên Bái diễn ra không quá gay gắt, chủ yếu là cạnh tranh giữa các DNNN với DNTN; cạnh tranh giữa các DNTN với nhau; cạnh tranh giữa các DN cùng sản xuất kinh doanh một ngành hàng, mặt hàng. Tuy nhiên xu hướng toàn cầu hóa đang tạo ra những đe dọa

81

lớn cho các DN Việt Nam nói chung và ở Yên Bái nói riêng. Điều đó sẽ có nhiều

đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn hơn do họ có lợi thế cạnh tranh như: công nghệ cao, chi phí rẻ, sản phẩm chất lượng tốt....

Thứ tư, về môi trường kinh doanh: Chính phủ, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển DN nói chung, DNVVN nói riêng và bước đầu đã phát huy được tác dụng tích cực. Tuy nhiên, môi trường đầu tư và kinh doanh tại địa phương vẫn chưa được cải thiện, chưa thực sự

hỗ trợ cho các DN đầu tư, mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khuôn khổ pháp lý còn nhiều bất cập, khả năng thực thi pháp luật hạn chế. Hệ thống hành chính cồng kềnh, giải quyết công việc chậm chạp, gây phiền hà và làm tăng chi phí cả về thời gian và tài chính cho doanh nghiệp.

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới cho các DN Yên Bái.

Những cơ hội đó có thể kểđến là:

- Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư

nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB... có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư.

Thị trường rộng lớn ởđây bao gồm cả thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố

sản xuất. Trong giao lưu thương mại thị trường rộng lớn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,…của mình cho thị trường các nước khác trên thế giới. Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của WTO thì những vướng mắc trong hàng rào bảo hộ: phi thuế quan,.. phần nào được giải tỏa. Các nước tham gia vào sân chơi này phải mở

cửa thị trường để hàng hóa, sản phẩm được giao lưu buôn bán tự do, dễ dàng. Do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đó, các DN cũng được lựa chọn và sử dụng các nguồn đầu vào có chất lượng, giá cả

82

- Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài:

Các DN thường xuyên đối mặt với khả năng tài chính hạn hẹp do tiềm lực vốn đầu tư chưa đủ mạnh. Quá trình toàn cầu hóa với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài, các nguồn tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính giúp DN thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Thông qua các dự án, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các DN có cơ hội tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ như ngày nay, thêm vào đó là những thuận lợi do toàn cầu hóa các DN có thể dễ dàng đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất sản xuất, nâng cao trình độ quản lý,…

- Cơ hội khẳng định được vị thế của DN:

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Một thế giới kết nối, sự bảo hộ thương hiệu được quan tâm, cùng các hình thức quảng cáo quảng bá sản phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Đây là cơ hội rõ nét để các DN khẳng định vị thế, quảng bá, nâng tầm hình ảnh của mình trên trường quốc tế, với bè bạn các nước.

- Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các DN khác trên thế giới: Toàn cầu hóa cũng tạo cơ hội cho các DN giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với thế giới, với các DN khác không chỉ trong mà cả ngoài nước.

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi đó thì các DN cũng đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn mà môi trường kinh doanh tạo ra là:

- Thứ nhất, cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi các DN còn nhiều hạn chế.

- Thứ hai, khoa học – công nghệ phát triển nhanh chóng trong khi DN của Tỉnh Yên Bái còn rất hạn chế về năng lực.

83

- Thứ ba, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu các doanh nghiệp.

- Thứ tư, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Yên Bái còn nhiều hạn chế:

Đa số các DN Yên Bái có quy mô vừa và nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực. Có rất ít DN xây dựng được chương trình xúc tiến, giới thiệu một cách bài bản về sản phẩm cho khách hàng. Hầu hết các DN chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo… 3.2. Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). 3.2.1. Tóm tắt ma trận SWOT. Điểm mạnh Điểm yếu S (Strengths) W (Weaknesses) Cơ hội Thách thức O (Opportunities) T (Threats)

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và

đánh giá vị trí, định hướng của một DN hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

84

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của DN thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) DN. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.

Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

3.2.2. Phân tích ma trận SWOT:

(i)-Tng hp kết qu phân tích môi trường kinh doanh- cơ hi và nguy cơ.

Trên cơ sở phân tích những nội dung trên, lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh và nhận diện cơ hội thách thức đặt ra cho các DNVVN như sau:

Bng 3.1. Tng hp kết qu phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài DN

Các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài DN Mức độ quan trọng của yếu tốđối với ngành Mức độ quan trọng của yếu tố đối với DN Tính chất tác động Điểm đánh giá Bình luận 1 2 3 4 5=2x3 6 Môi trường kinh tế Rất quan trọng =3 Quan trọng=2 Không thuận lợi(-) -6 Môi trường

công nghệ Quan trọng=2 Rất quan trọng =3 Thuận lợi (+) +6 Môi trường văn hóa – xã hội Ít quan trọng =1 Ít quan trọng =1 Không thuận lợi(-) -1 Môi trường tự nhiên Rất quan trọng =3 Quan trọng=2 Không thuận lợi(-) -6

85 Chính trị - luật pháp Rất quan trọng =3 Rất quan trọng =3 Thuận lợi (+) +9

Toàn cầu Quan trọng=2 Quan trọng=2

Thuận lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(+) +4

(Nguồn: Tác giả tự tính toán tổng hợp dựa trên phần thực trạng của DNVVN Yên Bái)

Sau khi phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường ngành, có bức tranh tổng thể về cơ hội và thách thức như sau:

Bng 3.2. Đánh giá tác động ca cơ hi đối vi DNVVN tnh Yên Bái

Cơ hội chính Mức độ quan trọng Tác động đối với DN Điểm số 1 2 3 4=2x3 Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh yên bái (Trang 83)