Phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (Trang 32)

thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Có thể sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non như:

- Phương pháp dạy học theo nhóm:

Thực chất của phương pháp này là để trẻ cùng tham gia thảo luận về một vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ. Phương pháp thảo luận nhóm giúp cho trẻ tham gia một cách chủ động, tích cực và sáng tạo vào quá trình học tập. Nhờ thảo luận nhóm trẻ được tham gia ý kiến thảo luận với các bạn trong nhóm nên các kiến thức được trao đổi trẻ dễ nhớ hơn và sâu sắc hơn. Trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong việc đưa ra ý kiến của mình và biết lắng nghe các bạn.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, qui định thời gian thảo luận cho mỗi nhóm và phân công vị trí thảo luận của mỗi nhóm.

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 33 K33 – Giáo dục Mầm non

Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận.

Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Giáo viên tổng kết các ý kiến.

-Phương pháp đóng vai:

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp trẻ tập trung vào một vấn đề nào đó. Nhờ phương pháp này trẻ được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, phương pháp này gây hứng thú và chú ý cao cho trẻ, tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

Cách tiến hành như sau:

Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có yêu cầu thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cảu từng nhóm.

Bước 2: Các nhóm thảo luận chuận bị đóng vai. Bước 3: Các nhóm lên đóng vai.

Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét. Bước 5: Giáo viên kết luận.

-Phương pháp trò chơi

Đối với trẻ mầm non trò chơi là hoạt động chủ đạo trẻ chơi mà học và học mà chơi. Phương pháp trò chơi là tổ chức cho trẻ chơi trò chơi để qua đó tím hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động việc làm. Qua trò chơi trẻ có cơ hội trải nghiệm những thái độ, hành vi. Nhờ sự trải nghiệm này, sẽ hình thành ở trẻ niền tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Qua trò chơi trẻ sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 34 K33 – Giáo dục Mầm non

đắn, phù hợp trong các tình huống. Qua trò chơi trẻ được quan sát rèn luyện khả năng nhìn nhận đánh giá hành vi. Bằng trò chơi việc học được tiến hành nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán. Trẻ được lôi cuốn vào những tình huống trong quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú. Trò chơi còn giúp tăng khả năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên.

- Phương pháp đàm thoại

Là cách thức trình bày bằng ngôn ngữ trong đó giáo viên sử dụng một hệ thống các câu hỏi xuất phát từ kiến thức và kinh nghiệm đã có của trẻ tiến tới nội dung cần thiết.

Phương pháp đàm thoại không phải là phương pháp phát triển phát huy tính tích cực của trẻ, nó sử dụng ít trong quá trình dạy học nhưng không thể thiếu trong bài tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Sữ dụng phương pháp đàm thoại sau khi hoạt động nhóm, hoặc sau khi đóng vai.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)