0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Kết quả thực nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH (Trang 58 -58 )

3, Cách tiến hành

3.5.1. Kết quả thực nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Tốt Khá Trung bình Xếp loại Tiêu chí Lớp SL % SL % SL % TN 16 80% 3 15% 1 5% Kiến thức đc 4 20% 7 35% 9 45% tn 17 85% 2 10% 1 5% Kĩ năng đc 3 15% 8 40% 9 45% tn 18 90% 2 10% 0 0% Thái độ đc 4 20% 6 30% 10 50%

Bảng 2: Mục tiêu kĩ năng sống trẻ đạt được

Từ kết quả ở bảng 6 cho ta thấy mục tiêu kĩ năng sống trẻ đạt được là:

Nhóm đối chứng:

Về kiến thức: Chỉ có 20% trẻ có kĩ năng đạt loại tốt so với những trẻ khác

trong lớp thì trẻ thực hiện kĩ năng tốt hơn, trẻ khéo léo hơn tuy nhiên so với trẻ ở nhóm đối chứng thì khi thực hiện kĩ năng trẻ vẫn còn tre còn lúng túng, còn chiếm tới 35% trẻ đạt loại khá và 45% trẻ đạt loại trung bình. Tỉ lệ này khá chênh lệch so với trẻ ở nhóm thực nghiệm do trẻ ở nhóm đối chứng không được giáo viên tích hợp giáo dục trong bài

Về kĩ năng: Thông qua quá trình tổ chức cho trẻ vận dụng kĩ năng sống

sau khi tiến hành giảng dạy và quan sát, phân tích cách trẻ tiến hành các hoạt động chúng tôi đã thu được kết quả là chỉ có 15% trẻ có thể thực hiện kĩ năng tương đối tốt so với các trẻ khác, còn chiếm số đông 40% có thể thực hành kĩ

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 59 K33 – Giáo dục Mầm non

năng khá, 45% số trẻ thực hiện kĩ năng trung bình. Đối với trẻ nhóm đối chứng thì khi trẻ tiến hành các kĩ năng trẻ còn lung túng và thực hiện các kĩ năng chậm chạp, trẻ còn cần sự giúp đỡ của giáo viên.

Thái độ: Thông qua bảng ta thấy thái độ của trẻ khi thực hiện kĩ năng

còn rất kém so với nhóm thực nghiệm, hầu như trẻ thực hiện hoạt động một cách gượng ép, trẻ không hứng thú khi thực hiện hoạt độngvì vậy chỉ có 20% trẻ hứng thú thực hiện kĩ năng, 30% có thái độ khá, 50% trẻ thái độ thực hiện trung bình.

ở nhóm thực nghiệm:

Về kiến thức: Thông qua việc trẻ thực hiện kĩ năng và quan sát, phân tích

quá trình trẻ thực hiện kĩ năng chúng tôi đã thu được kết quả có 80% trẻ nắm được các kĩ năng được tích hợp giáo dục trong bài, chỉ có 15% trẻ nắm kiến thức ở loại khá chỉ 5% trẻ nắm kiến thức ở mức trung bình, kết quả này đạt được là do giáo viên thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong bài học, hoạt động vận đụng chỉ là để trẻ được thực hiện trong thực tế.

Về kĩ năng: Do trẻ đã nắm được kĩ năng sống trong bài học nên khi thực

hiện hoạt động trẻ không còn bỡ ngỡ mà trẻ thực hiện nhanh nhẹn, khéo léo hơn đạt 85% trẻ thực hiện kĩ năng tốt và 10% trẻ thực hiện kĩ năng khá chỉ có 5% trẻ thực hiện ở mức trung bình. Tuy nhiên theo quan sát và phân tích chúng tôi hầu hết các trẻ đều thực hiện kĩ năng một cách khéo léo và mất ít thời gian.

Thái độ: Đạt 90% trẻ thể hiện thái độ tốt , trẻ hứng thú với hoạt động tự

phục vụ, khi thực hiện các kĩ năng chỉ có 10% trẻ có thái độ khá còn không có trẻ trung bình, do trẻ hứng thú với bài học và trẻ đã nắm được kĩ năng cơ bản để thực hiện hoạt động nên trẻ ở nhóm thực nghiệm hầu như rất vui khi thực hiện các hoạt động tạ phục vụ.

Như vậy, Qua kết quả thực nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cho

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 60 K33 – Giáo dục Mầm non

chúng ta thấy, tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong bài học sẽ trẻ có những kĩ năng và thực hành các kĩ năng rất tốt bên cạnh đó còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao. Như vậy chứng tỏ qui trình tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có ý nghĩa thực tiến cao, giúp các giáo viên trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đạt hiệu qua hơn.

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 61 K33 – Giáo dục Mầm non

Kết luận chung và kiến nghị sư phạm

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH (Trang 58 -58 )

×