Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục kĩ năng sống. Nghĩa là kiến thức giáo dục kĩ năng sống được tiềm ẩn trong nội dung bài học phải có mối liên hệ chặt chẽ với các kiến thức sẵn có.
Trên cơ sở những kiến thức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên thiết kế bài học tích hợp giáo dục kĩ năng sống phù hợp với hoạt động làm quen với môi trường. Tránh tình trạng tích hợp quá nhiều kĩ năng sống trong bài, tránh lan mam sang giáo dục kĩ năng sống như vậy khó đạt được mục tiêu bài học.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống chỉ ở mức độ vừa phải, những kĩ năng giáo viên đưa vào vừa đủ để giúp trẻ cảm nhận được mối liên hệ giữa nội dung bài học và nội dung giáo dục kĩ năng sống.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần phải đảm bảo mục tiêu cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và hình thành bước đầu kĩ năng sống cho trẻ.
Theo ý nghĩa này, tích hợp giáo dục kĩ năng sống không làm ảnh hưởng hay tác động đến hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trương Thị Thủy 43 K33 – Giáo dục Mầm non
Hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường vẫn giữ được đặc trưng đó là cho trẻ tìm hiểu khám phá các sự vật hiện tương trong môi trường, để chúng thích ứng với môi trường, hiểu về môi trường, cải tạo môi trường và thỏa mãn nhu cầu khám phá của bản thân.
2.1.2.Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống
Hệ thống nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải được lựa chọn và khai thác một cách có hiệu quả. Nội dung giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp với hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
- Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi: trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
là lứa tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Trẻ có thể lĩnh hội được các kiến thức về mặt xã hội do đó lựa chon nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cũng được mở rộng hơn. Các nội dung giáo dục kĩ năng sống không chỉ phù hợp với lứa tuổi mà còn phải phù hợp với hoạt động thực tiễn của trẻ. Nội dung kĩ năng sống đưa vào không chỉ trang bị cho trẻ những kiến thức kĩ năng cần thiết mà còn phát triển nhân cách trẻ. Bên cạnh đó lựa chọn nội dung phải phù hợp với nhu cầu khám phá và nhu cầu nhận thức hình thành kĩ năng sống ở trẻ.
Trẻ 5-6 cần được trang bị những kĩ năng có ý nghĩa phát triển nhân cách, kĩ năng phòng tránh tai nạn, trang bị những kĩ năng giúp trẻ có thể đưa ra quyết định đúng đắn vì vậy hệ thống nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải đảm bảo những ý nghĩa đó.
Lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống phải đảm bảo trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết để trẻ vững bước vào lớp 1.
-Lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp với hoạt động
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp với nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trương Thị Thủy 44 K33 – Giáo dục Mầm non
Dựa trên nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, xây dựng hệ thống giáo dục kĩ năng sống một cách phù hợp để tích hợp một cách hiệu quả. Nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được xây dựng dựa trên hệ thống các chủ đề do đó lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng có thể bảm sát các chủ đề. đồng thời trong mỗi nội dung giáo dục môi trường xung quanh cũng cần lựa chọn kĩ năng sống đưa vào tích hợp không chỉ phù hợp mà phải đầy đủ, và toàn diện, có như vậy thì tích hợp giáo dục kĩ năng sống mới đạt hiệu quả.
Trong khi thiết kế nội dung bài học giáo viên cần nghiên cứu kĩ những nội dung nào có thể tích hợp kĩ năng sống, tích hợp như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Khi lựa cho nội dung giáo viên không nên đưa quá nhiều nội dung giáo dục kĩ năng sống, như vậy sẽ quá tải về kiến thức trẻ khó có thể tiếp thu.
- Khi đã xây dựng được hệ thống nội dung giáo dục kĩ năng sống thì giáo
viên cần khai thác một cách có hiệu quả. Giáo dục kĩ năng sống không phải
chỉ tiến hành trong một hai ngày trong một hai bài học mà cần thường xuyên giáo dục và giáo dục xuyên suốt quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Giáo viên không chỉ khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trên tiết học mà có thể ngoài tiết học, các hoạt động tham quan du lịch để trẻ học được kĩ năng sống ngay ở điều kiện thực tế.
Như vậy, việc lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và phù hợp với hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. điều quan trọng hơn nữa là xây dựng được hệ thống các kĩ năng sống cần giáo dục cho trẻ một cách khoa học và triển khai tích hợp có hiệu quả.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trương Thị Thủy 45 K33 – Giáo dục Mầm non