Nội dung giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (Trang 26)

quanh

Dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ 5-6 tuổi cần hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở những nội dung sau:

- Hướng dẫn trẻ làm quen với người lớn: Trẻ biết được mối quan hệ giữa

trẻ em và người lớn: Trẻ có biểu tượng về giới tính qua vai trò xã hội, có biểu tượng về quá trình phát triển của con người qua một số đặc điểm: Độ lớn, diện mạo, tính cách, năng lực… Có biểu tượng về con người qua một số dấu hiệu chung. Trẻ làm quen với hoạt động của người lớn: Biết giải thích sự xuất hiện của các nghề trong xã hội, biết tại sao người lớn phải làm việc và làm việc như thế nào?. Trẻ làm quen với sự nghỉ ngơi của người lớn: Quan tâm đến người lớn và tham gia các hoạt động nghỉ ngơi của người lớn. Trẻ làm quen với hoạt động sáng tạo của người lớn: Làm quen với hoạt động sáng tạo của một số nhà khoa học, kích thích hoạt động sáng tạo của trẻ.

- Giáo dục tự nhận thức bản thân: Trẻ làm quen với cơ thể: Trẻ nhận biết

được các đặc điểm của giới tính dựa vào cách ăn mặc, sở thích, đặc điểm các bộ phận cơ thể, các giác quan và cách giữ gìn bảo vệ chúng, giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ thể các giác quan. Trẻ tự nhận thức về tình cảm ý nghĩ và kĩ năng hành vi: Có thể làm chủ cảm xúc trong một số tình huống, biết thể hiện sự đồng cảm với người tàn tật, biết cần suy nghĩ khi làm việc và ý nghĩ khác nhau của mọi người nên cần phải tôn

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 27 K33 – Giáo dục Mầm non

trọng suy nghĩ của họ. ý thức được vị trí xã hội: Biết rõ họ tên vị trí của mọi người trong gia đình, hứng thú tìm hiểu về dòng họ và cố gắng tham gia các hoạt động để khẳng định vị trí của bản thân.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với đồ vật: Hình thành biểu tượng về đồ vật:

Có kĩ năng khảo sát đồ vật quan sát so sánh phân loại đo lường… có thể giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của đồ vật, đồ chơi, có biểu tượng về ý nghĩa đồ vật trong môi trường xung quanh, biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng chức năng. Hình thành kĩ năng sử dụng đồ vật: Có biểu tượng về vật thay thế, nhận ra mối quan hệ giữa chức năng và tên gọi của đồ vật. Hình thành ở trẻ mong muốn sáng tạo đồ vật: Có biểu tượng phong phú về đồ vật xung quanh và nhu cầu con người làm ra đồ vật để phục vụ cuộc sống, có mong muốn sáng tạo và cải tạo đồ vật.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với động vật: Củng cố, khái quát hóa, chính

xác hóa và mở rộng kiến thức của trẻ về động vật, hình thành khái niệm “ động vật nuôi”, “ động vật hoang dã”, “ động vật trên cạn”. Tiếp thu làm quen với động vật hoang dã, hình thành biểu tượng về động vật hoang dã. Biết được mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo và nới cư trú, giữa việc chăm sóc và trạng thái của động vật, nhu cầu quan tâm tìm hiểu về động vật.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với thực vật: Tiếp tục củng cố làm chính xác

hóa và mở rộng biểu tượng của trẻ về thực vật: Đặc điểm cấu tạo, sự phong phú, đa dạng, quá trình phát triển, mối quan hệ giữa môi trường sống thực vật và con người. Có kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau của hai hay nhiều đối tượng có kĩ năng phân loại thực vật theo một hoặc nhiều dấu hiệu. Muốn được chăm sóc bảo vệ thực vật có kĩ năng chăm sóc bảo vệ.

- Hướng dẫn trẻ làm quen với các hiện tượng tự nhiên: Củng cố, chính

xác hóa, khái quát hóa và mở rộng hiểu biết của trẻ về các hiện tượng tự nhiên: Đặc điểm, sự phong phú, sự đa dạng của nó…Có kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau của hai hay nhiều yếu tố giữa các mùa, có kĩ năng phân

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 28 K33 – Giáo dục Mầm non

nhóm các yếu tố theo mùa. Có kĩ năng dự đoán sự thay đổi thời tiết qua việc quan sát và làm lịch thời tiết. Hình thành nhu cầu và kĩ năng sinh hoạt theo mùa: Ăn, mặc, vệ sinh.

- Giáo dục tình yêu và sự gắn bó với gia đình: Củng cố biểu tượng về gia

đình (nếp sống, sinh hoạt, truyền thống, quan hệ trách nhiệm của các thành viên…) Kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm củng cố tình cảm gia đình. Về trường mầm non: Củng cố biểu tượng về trường mầm non cho trẻ (nếp sống, sinh hoạt, truyền thống, trách nhiệm của mọi người…) Kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non.

- Nội dung giáo dục tình yêu quê hương - đất nước: Có biểu tượng rõ nét

về làng, phố, quê hương, đất nước (tên gọi, địa danh, sản phẩm truyền thống…) Trẻ tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Hình thành biểu tượng rõ nét về con người Việt Nam qua các danh nhân, làm quen với phẩm chất và kĩ năng làm việc của họ.

- Hình thành biểu tượng về trái đất và giáo dục tính nhân văn cho trẻ:

Hình thành biểu tượng về ngôi nhà chung là Trái Đất (hình dáng, kích thước, các đối tượng có trong đó..)Hình thành biểu tượng về các dân tộc sống trên trái đất ( làm quen với sự xuất hiện của con người trên Trái Đất và sự khác nhau giữa họ…) Hình thành biểu tượng về đất nước với đặc điểm riêng và chung. Làm quen với khái niệm quyền con người.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)