Nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (Trang 30)

qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Trên cơ sở thực hiện nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở những nội dung sau:

- Giáo dục kĩ năng tự nhận thức: Là tự nhận thức, tự đánh giá về bản

thân. Nhận thức được các giác quan các bộ phận trên cơ thể, vai trò vị trí của chúng. Quan tâm tới sức khỏe bản thân, nhận thức ngay cả khi cơ thể đang ốm mệt mỏi. Khả năng phân biệt điểm giống và khác nhau giữa bản thân và các bạn và biết chấp nhận sự khác biệt đó. Có khả năng nhận thức về vị trí của mình trong gia đình, trong lớp và xa hơn là ngoài xã hội.

- Giáo dục kĩ năng xác định giá trị: Ngay từ lứa tuổi mầm non cần giáo

dục cho trẻ kĩ năng xác định giá trị đó là hình thành những hành vi đạo dức cho trẻ. Giáo dục hành vi đạo đức là giáo dục trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn và có ý thức trách nhiệm trong công việc của mình. Giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, ở lớp và ngoài xã hội. Giáo dục trẻ biết những việc nên và không nên để bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ thái độ đối với những việc làm sai trái hay hành động sai trái. Giáo dục lòng tự trọng cho trẻ cũng là giáo dục những hành vi đạo đức. Giáo dục trẻ kĩ năng hoạt động tích cực và chủ động.

- Giáo dục kĩ năng giao tiếp: Giáo dục trẻ biết thể hiện suy nghĩ của

mình và cảm xúc thông qua ngôn ngữ nói, thể hiện qua nét mặt cử chỉ điệu bộ…Giáo dục trẻ biết giao tiếp thân thiện: Giáo dục trẻ biết cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc có thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn.

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 31 K33 – Giáo dục Mầm non

- Giáo dục kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Đó là rèn kĩ năng tự chủ ở trẻ.

Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân và có cách ứng xử phù hợp, đó là kiềm chế cơn dận dữ, hung hãn…dạy trẻ biết xin lỗi và nhận ra hành vi sai trái của mình.

- Giáo dục kĩ năng tự phục vụ: Đó là kĩ năng tự vệ sinh cá nhân như tự

đánh răng, thay quần áo, tự đi ngủ, tập thể dục… Kĩ năng tự phục vụ trong ăn uống: Tự vệ sinh trước trong và sau khi ăn, tự chuẩn bị sắp bát đũa bàn ghế trước khi ăn ở trường cũng như ở nhà. Giáo dục kĩ năng vệ sinh môi trường: Tự dọn dẹp phòng, don dẹp đồ chơi sau khi chơi xong…

- Giáo dục trẻ kĩ năng đặt mục tiêu: Đó là mục tiêu trong học tập trong

khi chơi. Mục tiêu hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, mục tiêu phấn đấu được vào lớp 1.

- Giáo dục kĩ năng ra quyết định: Biết nên hay không nên làm một việc

gì đó có thể ảnh hưởng đến bản thân hay người khác. Giáo dục trẻ biết tư duy để nhìn nhận sự việc đúng hay sai từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Giáo dục nên hay không nên làm việc gì đó để bảo vệ và cải tạo môi trường. Kĩ năng ngăn chặn những hành động xấu gây hại môi trường. Giáo dục kĩ năng vứt rác đúng nơi qui định, không phá hoại cây cối, hay bẻ cành…

- Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích: Dạy trẻ kĩ năng tự

bảo vệ khi chạy nhảy chơi đùa. Dạy trẻ kĩ năng phòng tránh nguy cơ đứt tay do dùng dao kéo, phòng tránh nguy cơ chó mèo cắn, nguy cơ bị điện giật, phòng tránh nguy cơ đuối nước, phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh tai nạn khi đi tàu xe, phòng tránh khi gặp nguy hiểm như khi có đám cháy, trong bóng tối, khi gặp người lạ… Giáo dục trẻ nhận biết tình huống nguy hiểm.

Trong nội dung giáo dục này có thể bổ sung giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp nguy hiểm.

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trương Thị Thủy 32 K33 – Giáo dục Mầm non

Giáo dục kĩ năng thể hiện sự tự tin: Giáo dục trẻ biết tự tin về bản thân:

Tự tin về vóc dáng, tính cách, trí óc, tự tin thể hiện cảm xúc, tự tin đứng trước đám đông và tự tin khi giao tiếp.

- Dạy trẻ hoạt động tích cực và chủ động. Dạy trẻ thể hiện khả năng của

bản thân: Biết tôn trọng bản thân, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, xây dựng tính cách cá nhân và phát triển tài năng của mình. Dạy trẻ kĩ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơI một cách khoa học.

- Giáo dục kĩ năng thể hiện tình cảm: Thể hiện tình yêu thương đối với

những người trong gia đình, bạn bè cô giáo… dạy trẻ biết ơn biết nhận ra lỗi của mình và biết xin lỗi.

- Giáo dục kĩ năng hợp tác: Giáo dục trẻ tính hợp tác với bạn bè, kĩ năng

hợp tác trong vui chơi , trong các hoạt động học tập, trong các hoạt động thảo luận nhóm, biết lắng nghe và đưa ra ý kiến đóng góp vào hoạt động của nhóm.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)