Thực tiễn tuyển dụng lao động ở các cơ quan nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (Trang 46)

Việc tuyển dụng lao động ở các cơ quan nhà nước đã được thực hiện theo hướng mở, các hình thức tuyển dụng đa dạng, thủ tục quy trình công khai minh bạch, thu hút tuyển chọn được đúng người đúng việc. Các đối tượng tự do, có trình độ chuyên môn, chuyên ngành khác nhau đều có cơ hội vào làm việc tại các cơ quan nhà nước theo hình thức thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận không qua thi tuyển hoặc ký HĐLĐ. Người lao động không nhất thiết phải thi

39 tuyển công chức để vào biên chế suốt đời trong cơ quan nhà nước mà có thể thi tuyển, xét tuyển viên chức để làm theo chế độ hợp đồng làm việc hay ký kết HĐLĐ để làm việc trước khi muốn thi tuyển vào chính thức. Vì vậy công tác tuyển dụng hiện nay đã tạo điều kiện cho người lao động đóng góp, cống hiến phù hợp với mong muốn, nhu cầu, điều kiện và trình độ của mình cũng như nhu cầu về vị trí việc làm của bộ máy nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, với những tồn tại hạn chế trong quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện ký HĐLĐ thời gian qua tại các cơ quan nhà nước lại xảy ra nhiều tiêu cực, thậm chí là vi phạm pháp luật:

- Thứ nhất, nguồn tuyển dụng lao động vào làm các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước là rất đa dạng, dễ tìm kiếm. Đồng thời hoạt động tuyển dụng người lao động hợp đồng không khắt khe, phức tạp như tuyển dụng công chức, viên chức. Chính vì lý do đó, các cơ quan nhà nước dễ dàng tuyển dụng, ký HĐLĐ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Nhưng tiềm ẩn trong đó là việc đưa người thân quen, họ hàng vào làm việc, sẽ tồn tại hiện tượng “một người làm quan, cả họ được nhờ” trong cơ quan nhà nước. Mặc dù đây chỉ là những người lao động làm công việc phục vụ, hỗ trợ nhưng sẽ phát sinh nhiều vấn đề như bất bình đẳng giữa người lao động với nhau, lạm dụng chức vụ quyền hạn, từ việc đưa người thân quen vào làm hợp đồng rồi sẽ dẫn đến cả tiêu cực trong tuyển dụng công chức, viên chức…

- Thứ hai, giao kết HĐLĐ là giai đoạn đầu tiên thể hiện sự hợp tác của các bên để đi đến sự thống nhất ý chí nhằm tạo lập quan hệ lao động. Do vậy, quá trình giao kết HĐLĐ cũng là quá trình để các bên tìm hiểu, đánh giá về nhau một cách trực tiếp từ đó lựa chọn và ra quyết định chính thức.

40 Hiện nay, trong thị trường lao động hoạt động giao kết HĐLĐ nói chung, tuyển dụng lao động nói riêng đang diễn biến có nhiều phức tạp. Loại trừ những vụ việc có dấu hiệu hình sự, còn những vụ vi phạm thuần túy liên quan đến quan hệ lao động. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này, trong đó có vấn đề từ sự quy định của BLLĐ và các văn bản liên quan. Về hình thức, hoạt động tuyển dụng lao động đã được pháp luật điều chỉnh, nhưng quy định còn sơ sài, chưa theo kịp với diễn biến, vận động của quan hệ và nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, sự phát huy tác dụng của chúng với tư cách là công cụ pháp lý điều chỉnh quan hệ tuyển dụng lao động còn rất hạn chế.

- Thứ ba, hoạt động tuyển dụng lao động hợp đồng giữa các cơ quan nhà nước không có sự thống nhất, đồng đều. Các cơ quan thuộc các khu vực, quản lý lĩnh vực hoặc địa phương khác nhau thì nhu cầu tuyển lao động hợp đồng khác nhau. Các cơ quan ở trung ương có nhu cầu tuyển cao hơn các cơ quan ở địa phương do phạm vi mô hình tổ chức, khối lượng công việc, số lượng cán bộ trong cơ quan. Các cơ quan ở các địa phương khác nhau cũng có nhu cầu khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, ví dụ những địa phương có thành phần dân cư phức tạp thì cần tăng cường bảo vệ cơ quan, trong giữ xe cộ, những địa phương có phạm vi cơ cấu tổ chức của cơ quan nhỏ hẹp thì tuyển ít tạp vụ, nấu ăn, lễ tân hơn các cơ quan lớn…

- Thứ tư, một thực tế bất cập hiện nay là mặc dù cơ quan nhà nước đã đủ biên chế nhưng vẫn có nhu cầu tuyển người để thực hiện một số công việc chuyên môn mà số biên chế hiện có không đủ điều kiện, khả năng thực hiện. Những người được tuyển này sẽ làm việc theo chế độ HĐLĐ quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Như vậy, nếu không có những quy định rõ ràng, cụ thể thì bản thân những người làm việc theo chế độ hợp đồng không

41 rõ về quyền lợi, nghĩa vụ, việc hưởng các chế độ, chính sách của mình, cách thức tuyển dụng vào biên chế hay tiếp tục ký hợp đồng khi đã hết hạn thực hiện HĐLĐ. Việc ký kết HĐLĐ với những người lao động để thực hiện công việc chuyên môn là không đúng tinh thần, quy định của Nghị định 68/2000/NĐ-CP và các quy định về tuyển dụng theo Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức dẫn đến tình trạng không được kiểm soát, cứ thấy thiếu người làm, quá tải công việc là ký HĐLĐ. Người lao động đã làm việc chuyên môn theo chế độ HĐLĐ quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP sau một thời gian, nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, sẽ đăng ký dự tuyển khi cơ quan có thông báo về việc tuyển dụng công chức hoặc viên chức. Việc dự tuyển, thi tuyển sẽ thực hiện theo các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức.

Vấn đề này từ những giai đoạn trước đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để chỉ đạo nhằm giải quyết triệt để như Công văn số 2477/NC ngày 20/6/1959 của Thủ tướng Chính phủ về tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng; Thông tư số 25-NV ngày 6/12/1963 của BNV về giải quyết số nhân viên hợp đồng, phụ động làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, theo đó Thông tư nêu vấn đề giải quyết số nhân viên hợp đồng, phụ động làm việc có tính chất thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước được đặt ra từ lâu và nhiều lần nhưng đến nay, số nhân viên hợp đồng, phụ động vẫn còn nhiều. Tình trạng đó gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý biên chế, quản lý cán bộ nhân viên, quản lý lương thực và cho việc thực hiện chế độ đối với người lao động. Thông tư yêu cầu đối với nhân viên hợp đồng cần giải quyết theo hai cách: Tuyển dụng chính thức vào biên chế nếu đủ tiêu chuẩn và chỉ tiêu biên chế của cơ quan còn cho phép; nếu không đủ tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu biên chế không cho phép, thì cho thôi việc. Trường hợp

42 còn sử dụng một số ít thì phải ký lại hợp đồng và sau khi hết hạn hợp đồng thì phải thôi việc.

Mặc dù đã có văn bản chỉ thị nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, các cơ quan nhà nước thì vẫn lạm dụng để ký thêm nhiều hợp đồng, còn cơ quan có thẩm quyền thì không tiếp tục có động thái nào để giải quyết vấn đề.

Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Hương ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) hỏi về thẩm quyền ký HĐLĐ của các cơ quan, đơn vị do UBND huyện quản lý. Vấn đề bà Bùi Thị Hương hỏi đã được Sở Nội vụ trả lời như sau: Thời gian vừa qua, nhiều cơ quan, đơn vị tự ký HĐLĐ để làm nhiệm vụ, công việc chuyên môn của công chức, viên chức. Đây là việc làm không đúng quy định về quản lý, sử dụng công chức, viên chức và thẩm quyền dẫn đến tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và kinh phí, vi phạm các quy định trong thực thi nhiệm vụ, công vụ và không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động. Từ vấn đề này đã có nơi phát sinh dư luận tiêu cực.

Để chấm dứt tình trạng trên, ngày 5/1/2013, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 13/UBND-NC, trong đó, yêu cầu chấm dứt việc ký hợp đồng làm những công việc của công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị và tiến hành sắp xếp, bố trí số công chức, viên chức trong biên chế hiện có cho phù hợp với trình độ, năng lực, chuyên ngành được đào tạo để nâng cao chất lượng công vụ, công chức. Theo đó, các cơ quan, đơn vị không được ký HĐLĐ để làm công việc chuyên môn với bất kỳ đối tượng nào mà chỉ được phép ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đối với 6 loại công việc: bảo vệ, lái xe, tạp vụ, trông giữ phương tiện, nấu ăn, điện nước theo quy

43 định sau khi được UBND tỉnh giao chỉ tiêu.

Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 443 trường hợp HĐLĐ làm công việc chuyên môn tại các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Qua kiểm tra của Hội đồng phát triển nguồn nhân lực tỉnh, có hiện tượng nhiều sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố ký HĐLĐ với những người làm nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức. Trong số 443 HĐLĐ, có 218 HĐLĐ trong chỉ tiêu biên chế và 225 trường hợp ngoài chỉ tiêu biên chế. Có cơ quan có đến hơn 90 trường hợp HĐLĐ ngoài chỉ tiêu biên chế. Điều này dẫn đến hệ quả, quyền lợi của người lao động không đảm bảo. Bởi vì, họ không phải là người lao động theo quy định của BLLĐ, cũng không phải cán bộ, công chức hay viên chức được tuyển dụng theo Luật Cán bộ, công chức hay Luật Viên chức. Trong khi đó họ vẫn làm công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Đây là hoạt động công vụ hoặc dịch vụ công, đòi hỏi phải là cán bộ, công chức, viên chức mới đủ điều kiện làm việc. Theo chế độ công vụ, họ được giao công việc cụ thể và phải chịu trách nhiệm với công việc được giao. Khó khăn lớn nhất hiện nay và cũng là nguyên nhân của vấn đề này là một số công việc mới được giao hoặc nhu cầu nhân lực cần nhiều hơn nhưng số biên chế được giao ít dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực ở một số lĩnh vực, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc, chấm dứt ngay HĐLĐ ngoài chỉ tiêu biên chế làm công tác chuyên môn phát sinh sau ngày 07/01/2014 (nếu có). Đối với các trường hợp lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn phát sinh từ trước ngày 07/01/2014, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn người lao động thi tuyển, xét tuyển công chức hành chính và tuyển dụng viên chức theo quy định

44 hiện hành nếu còn chỉ tiêu biên chế. Một số trường hợp tỉnh cho phép vận dụng khoản 6 Điều 1 Nghị định 68 (quy định về “công việc khác”) để ký kết HĐLĐ làm công việc giản đơn hỗ trợ hoạt động các cơ quan, đơn vị. Sở Nội vụ chủ trì cùng Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động làm công tác hỗ trợ hoạt động các cơ quan. Số lượng cụ thể phải được UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện. Kinh phí thực hiện hợp đồng do đơn vị sử dụng lao động trích từ việc giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị.

Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 68 cơ quan hành chính; 1.861 đơn vị sự nghiệp công lập; 337 hội, quỹ cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Tổng số biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính toàn tỉnh là 3.591 biên chế (cấp tỉnh 1.906 biên chế và cấp huyện 1.685 biên chế); 59.060 công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, hội, quỹ; 10.445 cán bộ, công chức cấp xã; 1.279 lao động hợp đồng theo biên chế tự trang trải; 4.327 HĐLĐ ngoài chỉ tiêu biên chế do thủ trưởng các đơn vị ký kết. Những năm gần đây, UBND tỉnh đã rất quan tâm và ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, công tác tuyển dụng, thu hút, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo ngày càng hiệu quả, chặt chẽ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, tình trạng tổ chức ký hợp đồng không đúng quy định của nhà nước đang diễn ra ở nhiều ngành và huyện, nhất là đối với ngành giáo dục – đào tạo, dẫn đến dôi dư hàng nghìn giáo viên.

Trên thực tế, tổng lượng lao động hợp đồng do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội tự ký tính đến hết năm 2013 lên đến 11.571 người. Nhiều nhiệm vụ theo quy định chỉ giao cho cán bộ, công chức nay đã do người lao động hợp đồng thực hiện…Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, dù nhiều cơ quan hành chính, sự nghiệp không đăng ký tuyển dụng cho đủ chỉ

45 tiêu biên chế, nhưng vẫn tự ý ký HĐLĐ với 11.571 người, trong đó, 1.128 người lao động hợp đồng đã làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính và 10.443 người lao động hợp đồng làm thay cán bộ trong cơ quan sự nghiệp. Những đơn vị sử dụng nhiều lao động hợp đồng là các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường, Giao thộng Vận tải, Xây dựng; các quận, huyện gồm: quận Thanh Xuân (56 lao động hợp đồng); Hoàn Kiếm (52); Hai Bà Trưng (83); Thạch Thất (112); Mỹ Đức (59). Theo Sở Nội vụ, kết quả kiểm tra cho thấy nhiều đơn vị ký HĐLĐ khá tùy tiện, không thống nhất ở các nội dung như mẫu hợp đồng, thời gian lao động không đúng quy định, công việc hợp đồng không rõ ràng, chế độ tiền lương không theo quy định. Có trường hợp HĐLĐ do Chủ tịch UBND quận, huyện ký, có trường hợp do Trưởng phòng Nội vụ ký hoặc Trưởng phòng chuyên môn tự duyệt.

Việc các quận, huyện, sở, ngành tự ý ký HĐLĐ sẽ dẫn đến việc nhiều người thi không đỗ công chức cố ngồi lại ghế hợp đồng để chờ cơ hội vào biên chế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người giỏi khó có cơ hội vào biên chế khi mà có quá nhiều nhân viên hợp đồng giữ chỗ xí phần. Tình trạng hàng ngàn lao động hợp đồng làm thay công chức có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng thực thi công vụ và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cán bộ khác khi quỹ lương, phụ cấp phải phân bổ cho nhiều người hơn. Thực tế, khối lượng công việc tại các sở ngành, quận, huyện thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã tăng lên chóng mặt, có lĩnh vực gấp cả chục lần so với một tỉnh khác. Tuy nhiên, trong việc tự ý ký HĐLĐ tại một số nơi có dấu hiệu nể nang con em lãnh đạo, thi vào biên chế không đỗ đã chuyển sang ký hợp đồng. Theo phát biểu của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thì một trong những nguyên nhân tồn tại hàng nghìn lao động hợp đồng là “có lý do tế nhị, phức tạp của cuộc

46 sống”. Lý do đó là một số lao động hợp đồng là “con đồng chí bí thư, chủ tịch cũ”. Còn lãnh đạo một số huyện thì báo cáo rằng, khối lượng công việc quá nhiều, tuyển biên chế không được nên đành phải phải thực hiện ký HĐLĐ để có cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương... Theo Sở Nội vụ Hà Nội, biên chế vẫn còn nhưng

Một phần của tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)