Mặc dù việc tuyển người vào làm một số công việc cụ thể theo quy định tại Nghị định này cũng thực hiện các bước như thông báo, tìm kiếm, xem xét hồ sơ và quyết định ký HĐLĐ nhưng không mang tính chất và không áp dụng quy trình, thủ tục như tuyển dụng công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước. Xem xét theo khía cạnh đơn giản thì đây là hình thức tuyển dụng, ký HĐLĐ giữa người sử dụng lao động và người lao động theo các quy định tại BLLĐ, mà người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trả lương bằng ngân sách nhà nước. HĐLĐ được ký trong cơ quan nhà nước ngoài những đặc điểm, tính chất của HĐLĐ chung còn có những đặc trưng sau:
35 - Chủ thể của quan hệ lao động: trong quan hệ lao động bao giờ cũng phải tồn tại 2 chủ thể là người sử dụng lao động và người lao động. Trong số các tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân sự để đảm bảo vận hành cho bộ máy của tổ chức, cơ quan nhà nước được coi là một tổ chức lớn với việc tuyển dụng người lao động đa dạng và là người sử dụng lao động trong mối quan hệ này. Người lao động như đã phân tích phần trên là những đối tượng lao động tự do, không đòi hỏi bằng cấp, trình độ chuyên môn cao mà chỉ cần lý lịch rõ ràng, trình độ phù hợp với những công việc “phụ”.
- Việc ký kết hợp đồng không trên cơ sở thỏa thuận mà theo quy định của pháp luật: trong nền kinh tế thị trường, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận đảm bảo đạt được các quyền và nghĩa vụ phù hợp với hai bên. Tuy nhiên, trong quan hệ lao động giữa cơ quan nhà nước và người lao động, người sử dụng lao động ở đây mang tính quyền lực nhà nước, được đặt ra yêu cầu để tuyển dụng, được xem xét hồ sơ, phỏng vấn và nếu người lao động đạt yêu cầu thì ký hợp đồng. Có thể coi việc đưa ra nội dung công việc, thời gian làm việc là một sự thỏa thuận nhưng bản chất là mệnh lệnh bắt buộc vì người lao động khi đã nộp đơn tuyển vào vị trí nhiệm vụ đó thì chỉ được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan ký hợp đồng. Tại các cơ quan, tổ chức tư nhân, sau khi người lao động trải qua bước tuyển dụng và đạt yêu cầu, họ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về nội dung hợp đồng trên cơ sở quy định chung của pháp luật như loại hợp đồng, hình thức, nội dung công việc, thời gian làm việc, chế độ chính sách, tiền lương nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi tối đa.
- Tiền lương, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật: việc ký kết hợp đồng trong đó các nội dung của hợp đồng phụ thuộc phần lớn vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là điều khoản về tiền lương và chế độ chính sách – nội dung mà người sử dụng lao động và người lao động thường quan
36 tâm nhiều, đôi khi có sự “cò kè” để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của cả hai bên. Tuy nhiên, như công chức và viên chức, người lao động hợp đồng cũng được quy định về thang bậc lương tương ứng với công việc thực hiện theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang).