Năm 1883, Nghị viện Mỹ thông quan Luật Chế độ công chức, thiết lập chế độ “công tích, thực tài” bãi bỏ chế độ “chia phần” (công chức hành thành theo phương thức bổ nhiệm mang tính chính trị, theo đó chính đảng giành phần thắng trong tuyển cử coi các chức vụ là chiến lợi phẩm và chia cho những người thuộc đảng mình hoặc cho những người được bảo trợ của chính trị gia mới đắc cử, dẫn đến việc đưa nhiều người không có khả năng vào cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước). Luật này quy định Uỷ ban dân sự chịu trách nhiệm quản lý việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức, không được lợi dụng việc phân chia các chức vụ làm vật đặt cược cho các kỳ tranh cử. Từ năm 1978, Mỹ ban hành Luật Cải cách chế độ công chức, cơ cấu tổ chức và phạm vi quản lý công chức của Chính phủ Mỹ có nhiều thay đổi. Trong đó, công chức nhà nước phải được tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển công khai và công bằng. Điều này tạo cơ hội để mọi công dân đều có thể trở thành công chức nếu có đủ năng lực. Thời kỳ này, cải cách công vụ Mỹ tập trung vào thực hiện chế độ tiền lương theo công tích, tài năng; cải cách chế độ sát hạch, đánh giá công chức và lấy đó làm căn cứ để khen thưởng, đề bạt, bồi dưỡng…
53 Mỹ là quốc gia có chế độ tuyển chọn, sử dụng và trả lương công chức, kể cả công chức cấp cao theo cơ chế cạnh tranh trên thị trường. Mọi người có trình độ, năng lực theo yêu cầu của công việc đều có cơ hội đăng ký thi tuyển và được tuyển dụng vào các vị trí công vụ chưa có người nắm giữ. Tại Mỹ, chế độ việc làm được thi hành phổ biến từ năm 1923 bao gồm một danh mục các vị trí việc làm của hệ thống hành chính, sắp xếp các loại việc làm, các chực vụ, nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm mục tiêu xác định chế độ chuyên môn, thể thức tuyển dụng và xác định chế độ lương bổng với một bảng chỉ số theo tầm quan trọng của nhiệm vụ và trách nhiệm, trình độ chuyên môn. Thông qua phân tích công việc, mỗi cơ quan tổ chức sẽ xây dựng được hình ảnh tổng quan nhất về công việc để xác định đúng, đủ số lượng, chất lượng người cần tuyển để thực hiện tuyển dụng. Như vậy, trách nhiệm chính trong xác định vị trí việc làm thuộc về mỗi cơ quan, tổ chức cụ thể. Cơ quan quản lý công chức liên bang xây dựng một khung chung về năng lực cho vị trí việc làm. Nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có sự thay đổi, theo đó ngân sách cấp cho những hoạt động cũng thay đổi, vì vậy vị trí việc làm cũng không cố định và người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chủ động tổ chức các nguồn lực do mình quản lý để thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, xác định vị trí việc làm là cơ sở quan trọng cho tuyển dụng công chức. Cơ quan xác định vị trí việc làm là các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương cho công chức. Phương pháp cơ bản được sử dụng để xác định vị trí việc làm là phân tích tổ chức và phân tích công việc nhằm xây dựng các bản mô tả công việc để tuyển dụng công chức phù hợp với yêu cầu, điều kiện của từng vị trí.
Tuyệt đại đa số công chức đều phải thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai để chọn lựa những người ưu tú phù hợp, trừ các chức danh sau không qua thi tuyển: quan chức Chính phủ, quan chức Quốc hội, nhân viên chuyên gia kỹ thuật, các quan chức hành chính cao cấp từ bậc 16 đến bậc 18, các
54 nhân viên có học vị tiến sĩ và các nhân viên ngoại lệ như nhân viên cơ mật, nhân viên cần vụ và những nhân viên khác không thích hợp với việc tuyển dụng bằng phương pháp thi cử.
So với Việt Nam, việc tuyển dụng công chức ở Mỹ cũng thông qua hình thức thi tuyển chặt chẽ, các nhân viên cũng không phải trải qua chế độ thi tuyển. Tuy nhiên ở Mỹ không đề cập đến chế độ HĐLĐ đối với nhân viên, và khác với cơ quan nhà nước ở Việt Nam, Mỹ là quốc gia có chế độ tuyển chọn, sử dụng và trả lương công chức, kể cả công chức cấp cao theo cơ chế cạnh tranh trên thị trường, giống chế độ thỏa thuận trong HĐLĐ theo luật Lao động ở nước ta.