Hình thức tuyển dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (Trang 31)

Các hình thức tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan nhà nước cũng đa dạng, phức tạp hơn tại các công ty, tổ chức tư nhân. Nếu như các công ty tư nhân thực hiện việc tuyển dụng lao động một cách linh hoạt, chủ động, áp dụng các quy định của BLLĐ và các điều kiện, hình thức, quy trình phù hợp do công ty đặt ra thì các hình thức và trình tự, thủ tục để tuyển dụng người lao động trong cơ quan nhà nước phải thực hiện theo các quy định của pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau.

Căn cứ vào các phân tích về quy trình tuyển dụng, có thể đưa ra hình thức tuyển dụng đối với các đối tượng trong cơ quan nhà nước, cụ thể: Đối với các đối tượng đặc biệt như công chức, viên chức thì hình thức tuyển dụng chặt chẽ và phức tạp, bao gồm thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận không qua thi tuyển. Thi tuyển là một hình thức phổ biến và có nhiều ưu điểm. Các thí sinh tham gia thi tuyển phải cạnh tranh bình đẳng với nhau về năng lực và trình độ chuyên môn để có thể vào làm trong cơ quan nhà nước. Việc tổ chức thi tuyển

24 phải tiến hành thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý đến nội dung thi tuyển phải gắn liền với công việc sau này người trúng tuyển phải làm. Các nội dung thi phải liên quan đến công việc mới có thể tuyển được đúng người, nếu không kỳ thi chỉ mang tính hình thức. Hình thức thi phổ biến hiện nay trong các cơ quan nhà nước là thi viết và thi trắc nghiệm. Về lý thuyết, thi tuyển càng khó khăn bao nhiêu thì khả năng chọn người giỏi càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể vận dụng được các ưu điểm của hình thức thi tuyển khi có sự thi tuyển nghiêm túc, khách quan, công bằng và chính xác. Xét tuyển là một hình thức tuyển dụng được áp dụng đối với một số đối tượng theo quy định của pháp luật, không phải qua kỳ thi tuyển dụng mà thực hiện các bước đơn giản hơn để tính điểm và ra quyết định tuyển dụng. Nội dung xét tuyển được quy định chung là xét kết quả học tập và phỏng vấn, nhưng phạm vi và cách thức xét tuyển đối với các đối tượng được quy định khác nhau. Ví dụ tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển được quy định cụ thể trong trường hợp người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong khi tuyển dụng viên chức thông qua hình thức xét tuyển lại không quy định cụ thể trường hợp nào mà do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

Với các đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng thì việc tuyển dụng lại đơn giản hơn của công chức, viên chức, thậm chí đơn giản hơn công ty tư nhân, đó là không phải trải qua hình thức thi tuyển chặt chẽ, khó khăn, khi cơ quan có nhu cầu, sẽ thông báo hoặc tìm kiếm người phù hợp, có thể xem xét hồ sơ hoặc phỏng vấn và ký HĐLĐ. Hình thức đặc trưng của việc tuyển lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước là ký hợp đồng. HĐLĐ trong trường hợp này căn cứ vào quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và trên cơ sở

25 điều chỉnh chung của BLLĐ. Hiện nay, hình thức làm việc theo chế độ HĐLĐ được áp dụng nhiều trong cơ quan nhà nước. Trường hợp cơ quan nhà nước đã đủ biên chế nhưng có nhu cầu tuyển người để thực hiện một số công việc mà số biên chế đó không đáp ứng được thì có thể ký HĐLĐ. Sau đó, người lao động sẽ thi tuyển vào biên chế theo hình thức thi tuyển công chức hoặc viên chức. Tuyển thêm người theo hình thức hợp đồng, tùy theo thời gian thực hiện hợp đồng, tùy theo chất lượng làm việc của người được ký kết hợp đồng, mà có thể áp dụng hình thức tuyển dụng hay vẫn là hợp đồng, hoặc kết thúc hợp đồng. Ngoài ra, các công việc mang tính hỗ trợ, dịch vụ như lái xe, bảo vệ, nấu ăn, tạp vụ… sẽ ký HĐLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)