quan nhà nƣớc
2.2.1. Sự phát triển của các quy định pháp luật
Từ những quy định mang tính nền tảng về HĐLĐ – được xem là hình thức pháp lý của việc tuyển dụng, sử dụng lao động tại BLLĐ, việc tuyển dụng người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của chế định hợp đồng, trong đó một chủ thể của quan hệ lao động, người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước.
33 Các cơ quan nhà nước hoạt động trên những nguyên tắc khác với hoạt động của các tổ chức khác, do đặc điểm đó, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước được quy định dựa trên nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Một số nước không đưa ra những quy định riêng đối với những người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước. Tất cả họ đều chịu sự điều tiết chung của BLLĐ. Một số quy tắc, quy chế riêng của từng tổ chức, cơ quan do những văn bản của cơ quan quy định. Tại Việt Nam, hệ thống các quy định pháp luật về tuyển dụng người lao động nói chung, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước nói riêng dần được phát triển, hoàn thiện, đổi mới phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, cải cách nền hành chính và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công chức, viên chức chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật mang tính hành chính, còn lao động hợp đồng dù làm việc trong cơ quan nhà nước nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh chung của BLLĐ.
Có thể do tính chất hoạt động tuyển dụng 3 nhóm đối tượng này khác nhau, như đã phân tích ở phần trên bao gồm đối tượng, quy trình, hình thức, mục đích, nên công chức và viên chức được quan tâm nhiều hơn, hệ thống pháp luật điều chỉnh ngày càng được hoàn thiện và đổi mới. Đối với người lao động hợp đồng, vì được xem như là người lao động “phụ” và đã có nền tảng điều chỉnh là BLLĐ nên các quy định pháp luật về đối tượng này không nhiều:
Công văn số 2477/NC ngày 20/6/1959 của Thủ tướng Chính phủ về tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng, theo đó, HĐLĐ được áp dụng để tuyển lao động phụ động.
Theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính
34 Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp thực hiện ký hợp đồng với một số loại công việc sau: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; lái xe; bảo vệ; vệ sinh; trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp và công việc khác.
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP cũng quy định về việc thực hiện giao kết HĐLĐ khi cơ quan hành chính, sự nghiệp sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước. Tuy nhiên, Nghị định này thường được áp dụng bởi các đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ về kinh phí, việc trả lương cho người lao động không từ ngân sách nhà nước mà phụ thuộc vào quỹ lương của đơn vị, do đó việc tuyển dụng người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị này sẽ do thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó quyết định với quy trình, thủ tục đơn giản hơn việc tuyển dụng công chức, viên chức.