Để tuyển dụng vào cơ quan nhà nước tương ứng với 3 vị trí công chức, viên chức, lao động hợp đồng cũng đòi hỏi các đối tượng từ các nguồn khác nhau với tiêu chuẩn, trình độ khác nhau.
Đối tượng được tuyển chọn vào làm công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước có thể là các ứng viên mới từ thị trường lao động tự do hoặc những người lao động đã làm hợp đồng trong cơ quan nhà nước đăng ký dự tuyển khi cơ quan nhà nước có nhu cầu tuyển. Đặc điểm này khác với việc tuyển lao động hợp đồng chủ yếu là thu hút ứng viên mới mà không có trường hợp nhóm người lao động đã làm việc rồi tiếp tục dự tuyển như tuyển công chức, viên chức. Lao động hợp đồng chỉ có chế độ ký tiếp hợp đồng với các loại thời hạn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ hiện tại của người đó, tuy nhiên việc này không được coi là tuyển dụng lao động.
Formatted: Font: 14 pt
Formatted: Font: 14 pt
Formatted: Font: 14 pt
19 Để được tuyển dụng, bổ nhiệm thành công chức, viên chức, đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, cơ sở đào tạo, loại bằng cấp… phù hợp với vị trí cần tuyển. Đối với người lao động làm các công việc dịch vụ, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP không đòi hỏi nhất thiết phải có bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ và tin học, chỉ cần văn bằng, chứng chỉ phù hợp với công việc như bằng lái xe ô tô, đôi khi chỉ cần lý lịch tốt, đáng tin để thực hiện công việc tạp vụ, nấu ăn… Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động hợp đồng được tuyển để thực hiện các công việc chuyên môn thì cũng đòi hỏi trình độ, bằng cấp tương xứng như công chức, viên chức. Đây cũng là một bất cập trong thực trạng tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước sẽ được phân tích sâu hơn tại chương sau.