Những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật về HĐLĐ trong cơ quan nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (Trang 44)

HĐLĐ trong cơ quan nhà nƣớc

Nghiên cứu sâu hơn về Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, một văn bản pháp luật duy nhất thể hiện rõ nét việc ký HĐLĐ trong cơ quan nhà nước, cho thấy những quy định về vấn đề này đã bộc lộ không ít bất cập, hạn chế trong thời gian qua:

- Tuy việc tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước với hình thức làm việc theo chế độ hợp đồng không trực tiếp áp dụng quy định của BLLĐ nhưng những quy định về hình thức, nội dung, loại hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng... vẫn căn cứ trên cơ sở BLLĐ để các cơ quan nhà nước áp dụng trong việc thực hiện chế độ HĐLĐ với một số người được tuyển vào làm việc. BLLĐ đã có nhiều đổi mới, hoàn thiện nhưng Nghị định 68/2000/NĐ-CP điều chỉnh đối tượng này vẫn chưa được sửa đổi.

- Người lao động trong Nghị định 68/2000/NĐ-CP dường như được xem là một thực thể độc lập so với công chức, viên chức và người lao động nói chung, được quy định trong một Nghị định riêng biệt, không có bất kỳ sự liên kết, dẫn chiếu nào tới các luật chuyên ngành. Tuy được quy định trong một Nghị định riêng biệt nhưng các quy định lại không đầy đủ, không rõ về

37 đối tượng, cách thức, chế độ chính sách cho người lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể:

i) Nghị định số 68/2000/NĐ-CP mới chỉ quy định về các trường hợp, điều kiện ký hợp đồng mà không có quy định cụ thể và đầy đủ về hình thức, nội dung, chế độ thực hiện hợp đồng, cũng không dẫn chiếu đến việc thực hiện các quy định tại BLLĐ. Điều này làm cho các cơ quan khó khăn trong việc áp dụng thực hiện, các quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động đôi khi không được đảm bảo;

ii) các trường hợp ký HĐLĐ theo Nghị định này bao gồm lái xe, bảo vệ, vệ sinh, tạp vụ...và công việc khác. Tuy nhiên, cũng không rõ công việc khác là những công việc gì, theo quy định của pháp luật hay nhu cầu của cơ quan, có bao gồm những công việc chuyên môn, đòi hỏi trình độ đào tạo về chuyên ngành, chuyên môn từ đại học trở lên không. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện trong ký HĐLĐ.

iii) Hình thức hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước và người lao động trong Nghị định này bao gồm hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng dịch vụ, HĐLĐ, hợp đồng kinh tế và các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, người lao động ở đây không chỉ chịu sự điều chỉnh của mỗi BLLĐ, các bên trong quan hệ lao động khi ký kết hợp đồng không chỉ áp dụng BLLĐ. Các dạng hợp đồng như thuê khoán tài sản, dịch vụ…thuộc đối tượng điều chỉnh của hệ thống luật dân sự, luật kinh tế. Mặc dù được ký các loại hợp đồng đa dạng như vậy nhưng không có sự hướng dẫn, quy định cụ thể, chi tiết nội dung hợp đồng. Điều này có thể tạo sự chủ động, tùy nghi cho các cơ quan nhà nước và người lao động trong việc thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng, nhưng lại có thể dẫn đến sự tùy tiện, lúng túng cho các bên, đôi khi không đảm bảo quyền lợi của người lao động.

38 iv) Khoản 2 Điều 5 quy định không ký hợp đồng để làm những công việc này khi những người trong biên chế đang đảm nhận công việc có đủ điều kiện và khả năng thực hiện. Quy định này là chưa rõ và không hợp lý ở điểm người trong biên chế đang đảm nhận công việc là công việc chuyên môn hay các công việc lái xe, bảo vệ…quy định tại Nghị định này. Nếu làm công việc chuyên môn thì đương nhiên sẽ không có đủ điều kiện và khả năng thực hiện các công việc “phụ”, vừa không phù hợp với bằng cấp, trình độ vừa không đảm bảo hiệu quả công việc chuyên môn. Nếu là những người đang đảm nhận công việc này thì hiện nay tại các cơ quan nhà nước không có biên chế cho những công việc này mà đều thực hiện ký hợp đồng. Và đương nhiên là không cần phải có quy định này vì nếu đã có người làm việc thì cơ quan nhà nước đâu cần tuyển thêm người. Tuy nhiên, Nghị định này ban hành trong bối cảnh vẫn còn sót những người được tuyển vào biên chế để làm các công việc này và các quy định còn tồn tại là hệ quả của việc chưa sửa đổi Nghị định phù hợp với hệ thống pháp luật mới và thực tiễn nước ta hiện nay.

v) Các điều kiện đặt ra đối với người lao động là chưa rõ và đầy đủ, ví dụ điều kiện là có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc không rõ năng lực, trình độ gì, ở mức nào. Ngoài ra cũng không có quy định yêu cầu bằng cấp phù hợp với công việc như bằng lái xe, chứng chỉ nấu ăn…

Một phần của tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (Trang 44)