Rải theo ván khuôn cố định

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn tổ chức thi công mặt đường cứng (Trang 76)

Theo phương pháp thi công này bêtông được rải và hoàn thiện giữa 2 ván khuôn cố định được lắp đặt sẵn bảo đảm độ chính xác theo tuyến và cao độ và được đầm chặt bằng đầm dùi và hoàn thiện bằng thanh san kiểu cơ giới. Công tác hoàn thiện thủ công chỉ cho phép ở các tình huống khẩn cấp.

Dùng ván khuôn cố định rải bêtông là cần thiết trong các hoàn cảnh sau:

• Nơi các xe chở bêtông không vào được.

• Nơi thi công bêtông một cách vụn vặt là cần thiết để phù hợp với quản lý giao thông.

• Nơi chiều dầy bản và / hoặc vị trí cốt thép thế nào đó mà cần phải dùng đầm rung cầm tay.

• Thi công các bản bêtông có kích thước khác thường

a Độ g gh

Các giá trị về độ gồ ghề quốc tế (IRI) nằm trong khoảng IRI 1,7m/Km -2,1m/Km đã đạt được một cách ổn định bởi các những người rải bêtông chuyên nghiệp, và đôi khi người ta còn đạt được IRI bằng 1.6m/Km

Ngược lại, kết quả IRI bằng 3.0m/km cũng đã thấy ở các dự án thiếu trình độ thi công.

b Ván khuôn

Tiêu chuẩn thi công mặt đường cứng yêu cầu ván khuôn thép có chiều dài 3m, chiều dày tối thiểu 5mm. Cạnh ván khuôn thép đảm bảo bề mặt nhẵn để thanh san rung và bàn xoa dọc theo phương dọc thuận lợi, vì không cho phép cốt liệu hạt và vữa dồn tụ lên mặt bản.

Để bảo đảm công tác đạt chất lượng cao các ván khuôn cần sẵp xếp để dung sai nằm trong phạm vi hay tốt hơn dung sai của bề mặt sau khi hoàn thiện vì quá trình san sẽ quyết định bề mặt bản dựa trên mặt ván khuôn. Tiêu chuẩn này giới hạn sự thay đổi lớn nhất của đỉnh khuôn là 3mm với khuôn dài 3m và sự thay đổi bề mặt lớn nhất 5m với khuôn dài 3m và như vậy kết quả cuối cùng ở bêtông mà tốt hơn các yêu cầu đã nói ở trên của các ván khuôn là khó có thể xảy ra ngay cả với việc xoa phẳng có chất lượng cao. Sai lệch vượt quá các giá trị này có thể quan sát được bằng mắt đối với các chuyên gia.

Nếu bó vỉa và rãnh bó vỉa được sử dụng như mặt phẳng để san thay cho ván khuôn, bề mặt san phẳng có chất lượng cao và sự kiểm soát thật tốt là cần thiết trong việc thi công rãnh bó vỉa.

c Ri bêtông

Nếu dùng thùng để rải bêtông thì tốc độ quá chậm và hỗn hợp rải khi đó thường không phù hợp cho công tác bơm.

Các thanh san rung hiện sẵn có với chiều rộng lớn hơn 7m nhưng thường rất ít sử dụng trong thực tế khi công tác rải đòi hỏi chất lượng cao vì khó khăn lắm mớí tạo được các dung sai theo tiêu chuẩn trên toàn bộ chiều rộng bản hơn. Vậy 5m là chiều dài giới hạn lớn đối với bản mặt đường bêtông. Cần xem xét cẩn thận về lực kéo để đảm bảo yêu cầu, đặc biệt ở trên các đoạn đường dốc để san phẳng bề mặt cùng lượng bêtông khá nhiều nằm ở phía trước thanh gạt.

• Bêtông nên được rải theo phương thẳng đứng càng gần vị trí cuối cùng của nó càng tốt. Không nên đổ bêtông từ chiều cao quá lớn cũng như không nên dùng đầm rung để chuyển bêtông vào vị trí.

• Bắt đầu rải nên từ các góc bản, từ các chỗ thấp và tiến dần dần đến các phần khác trong bản.

• Mỗi mẻ bêtông mới phải rải nối tiếp bề mặt của bêtông đã được rải trước đó và nên đưa đầm rung vào cả hỗn hợp đó. Nếu ở chỗ nào công tác rải bị chậm trễ mà thời gian chậm trễ lớn hơn giới hạn cho phép đầm thì phải làm một khe nối thi công tại đó.

d Thanh san rung

Để sử dụng tối ưu các thanh san rung, chúng nên được phối hợp như sau:

• Lượt chạy (vừa san vừa đầm rung) đầu tiên được thực hiện sau khi hoàn thành việc dàn đều bêtông và đầm phía bên trong.

• Lượt chạy này được thực hiện với tần số rung tối ưu và cần phải cẩn thận để đảm bảo rằng luôn luôn có một chiều dày dư thích hợp (20-40mm). Vào giai đoạn này người cầm xẻng cần có mặt để liên tục cào bằng hỗn hợp phía trước của bàn rung. Lượt chạy đầu tiên thường là không liên tục, tiến độ của nó bị khống chế bởi việc cung cấp bêtông và công suất rung.

• trắc dọc của bề mặt sẽ không được đồng đều nếu có bất kỳ thay đổi nào về tốc độ bàn rung hoặc các thao tác dừng/chạy và do đó lượt chạy đầu tiên được chủ định chỉ để tạo ra được một bề mặt có tiêu chuẩn hợp lý (không tuyệt đối tốt) và được đầm nén tốt trong lớp bề mặt.

• Tiêu chuẩn cao như quy định cho việc hoàn thiện phải đạt được với lượt chạy thứ hai của thanh san rung và việc sử dụng nó vì thế nên được để muộn hơn cho đến khi có được chiều dài mặt đường đáng kể để cho phép việc đầm được thực hiện với tốc độ đều không gián đoạn. Chiều dài thực tế bị khống chế chỉ bởi tốc độ ninh kết của bêtông trong điều kiện không khí thông thường khi rải. Tần số rung có thể giảm cho lượt đầm thứ hai và tốc độ tiến 1 m/phút được khuyến nghị.

Kiểm tra bằng thước thẳng hay bằng dây căng nên được thực hiện sau khi hoàn thành việc đầm để xác định xem có cần dùng bàn xoa không.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn tổ chức thi công mặt đường cứng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)