Các chất có hại cho bêtông (bao gồm các hoá chất hoặc các vật liệu hoạt tính). Các loại chất này có ảnh hưởng đến tính chất của bêtông được phân làm 2 loại.
• Lớp phủ ngăn tính dính bám giữa cốt liệu và vữa và
• Các loại vật liệu mềm hoặc kém cứng, nó bị vỡ hoặc bị phá hỏng trong khi trộn bêtông hoặc khi sử dụng sau này.
a Các chất phủ (bọc)
Các hạt nhỏ nhất trong cốt liệu bêtông thường là sét (nó có thể tạo ra hoặc không được tạo ra từ các vật liệu sét). Bụi đá nghiền tạo ra bột mịn dính trên bề mặt của đá xay hoặc cát xay. Vật liệu loại này sẽ được rửa khỏi cốt liệu, tuy nhiên do tính dính cao nên nhiều khi không rửa sạch hết.
Ở đây không có ý phủ nhận sự có mặt với hàm lượng tối đa của các vật liệu phủ đã nêu ở trên là không có hại theo nghĩa từ góc độ sự phản ứng hoặc sự ràng buộc hoá học. Có quá nhiều vật liệu hạt nhỏ là nguyên nhân tăng lượng nước yêu cầu. Các hạt <0,075 mm chỉ nên sử dụng giới hạn cao nhất là 2% ở trong hỗn hợp cốt liệu hạt để chế tạo BTXM.
b Các vật liệu mềm hoặc không cứng
Các loại hạt không cứng có 2 loại. Loại thứ nhất chính bản thân nó tự phá vỡ và loại thứ hai sẽ bị phá hỏng do đông trướng về mùa đông.
Loại đá phiến sét thường được xếp vào loại vật liệu không cứng ví dụ như than đá. Khi khối lượng các loại hạt này lớn hơn 5% nó có ảnh hưởng bất lợi đến cường độ của bêtông nên thường không sử dụng cho bêtông chất lượng cao. Nhóm vật liệu dễ bị phá hỏng do độ dãn nở lớn, độ hấp thụ nước cao và có lỗ rỗng lớn không nên sử dụng để chế tạo bêtông làm mặt đường.