Trong thời gian bảo dưỡng và bảo vệ

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn tổ chức thi công mặt đường cứng (Trang 105)

Có hai yếu tố chính cần được cân nhắc:

• Sự phát triển cường độ của bêtông về mặt chống lại hư hại kết cấu

• Tiến độ thủy hóa xét về tác dụng của nó đến độ bền và tính chống thấm

Người ta cho rằng các hợp chất bảo dưỡng được phun sẽ mất hoàn toàn tác dụng của chúng một khi chúng bị xe cộ chạy lên và do đó để thỏa mãn tiêu chí bảo dưỡng, Tiêu chuẩn Thiết kế Mặt đường Cứng quy định rằng giao thông không nên cho chạy trên mặt đường trong vòng 10 ngày sau khi rải hoặc cường độ chịu nén còn nhỏ hơn 25 MPa.

Đường ray về một phía của thiết bị rải có thể được phép trên mặt đường sau khi cường độ chịu nén 15 MPa đã đạt được với điều kiện là:

• Áp lực đơn vị ép xuống mặt đường bởi máy rải không vượt quá 900 kPa

• Đường ray với những cái đinh, cái vấu hoặc những vật nhô ra tương tự phải được sửa đổi hoặc làm cho di chuyển được trên tấm ván hoặc vật liệu bảo vệ tương tự

• Không một phần nào của đường ray gần hơn 300 mm từ mép của mặt đường

• Hoạt động của thiết bị rải sẽ phải tạm ngừng ngay lập tức nếu gây ra bất kỳ vết nứt nào nhìn thấy được

• Bề mặt có thể đủ cứng để bước lên sau 5 giờ, nhưng ở mọi nơi có thể việc này nên được hạn chế cho đến sáng hôm sau khi rải. Ở giai đoạn này, hợp chất bảo dưỡng không nên bị ảnh hưởng, cần phải cẩn thận với giày đế cứng và mọi chỗ bị hư hại cần phải được phun lại.

Biển báo hiệu hoặc rào chắn đầy đủ cần được duy trì trên công trình mới xong trong suốt thời gian bảo dưỡng yêu cầu để đảm bảo rằng xe cộ không chạy lên trên đó bởi những kẻ phá hoại, người làm công, nhà thầu phụ hoặc bởi người đứng xem không nhận thức được về quy trình thi công và thời gian bảo dưỡng cần thiết.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn tổ chức thi công mặt đường cứng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)