TẠO NHÁM

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn tổ chức thi công mặt đường cứng (Trang 32)

Đường rãnh dọc được thực hiện bằng cách kéo một bao tải ẩm ở sau máy rải hoặc kéo bao tải ẩm chạy dọc giữa các khuôn cố định ngay sau khi bề mặt không còn bóng ánh, không bị rách bề mặt. Các đường rãnh ngang vuông góc với tim đường được thực hiện sớm ngay sau khi rãnh dọc được thực hiện. Rãnh ngang cũng được làm bằng cách kéo bao tải ẩm. Cũng có thể dùng các bàn chải (chổi) sợi thép, sợi chất dẻo kéo trên bề mặt bêtông mới rải còn đang mềm. Răng chổi có chiều dầy 6mm và rộng 3mm. Chổi có chiều dài tối thiểu 200mm, đảm bảo khoảng cách ngẫu nhiên giữa các rãnh từ 10mm đến 21mm và khoảng trung bình nằm trong khoảng 13mm và 14mm. Dưới đây đưa ra một dạng ngẫu nhiên tiêu biểu.

10 14 16 11 10 13 15 16 11 10 21 13 10 Chiều rộng của lược thép để tạo rãnh ít nhất là 750mm.

Với chiều rộng vệt rải lớn hơn 4,5m thì khe rãnh tạo nhám của bêtông được thực hiện bằng thiết bị cơ giới, khổ của thiết bị cơ giới tạo nhám này bằng chiều rộng của tấm bêtông và được điều khiển trực tiếp bằng các dây dẫn hướng của máy rải theo phương pháp thi công bằng khuôn trượt hoặc bằng khuôn ray theo phương pháp khuôn cố định. Chuẩn bị bàn chải ( chổi ) để thay thế các bàn chải (chổi) bị mòn trong quá trình thi công.

Kiểm tra chất lượng thi công rãnh tạo nhám theo ASTM E.945-96 yêu cầu độ sâu rãnh 0,7mm 0,15mm.

Sau khi rải được bảo dưỡng sớm thì công tác tạo rãnh tiến hành càng sớm càng tốt.

Cần phục hồi khe rãnh bị hư hỏng do mưa gây ra khi mặt đường còn ở trạng thái mềm. Cần phải sửa chữa kịp thời các vùng có khe rãnh không đạt yêu cầu về độ sâu, chiều rộng và khoảng cách giữa các rãnh so với yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn tổ chức thi công mặt đường cứng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)